TTCT - Những giấc mơ về trung tâm tài chính quốc tế hay đổi mới sáng tạo, xin hãy gắn cùng ước mơ về những con đường tương đối dễ chịu cho những người hằng ngày đi trên đó. Trong dòng xe cộ ùn ứ, ô tô và xe máy lấn làn, tạt đầu, chen chúc nhau. Ảnh: QUANG ĐỊNHViệc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, được tuân thủ như hiện nay, có một lịch sử khá gian nan. Có quy định từ năm 2001, nhưng đến tận giữa năm 2007, Chính phủ mới thực hiện được một phần bằng cách áp dụng thí điểm trên một số tuyến đường bắt buộc. Có thời, nhân dân thông minh còn ứng phó bằng cách… cho thuê mũ, như từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức thì 10.000 đồng một cái, nhận mũ ở chân cầu - qua đến ngã tư thì trả mũ.Chiếc mũ bảo hiểm và chiếc xe máyPhải mất rất nhiều chương trình truyền thông, vận động, kèm cả một chiến dịch xây dựng chuỗi cung ứng mũ bảo hiểm hợp chuẩn, đến đầu năm 2008, tức 7 năm sau, một quy định hợp lý cho mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông mới được thực thi và áp dụng đầy đủ vào cuộc sống. Dẫu đó là một thành công của Chính phủ, nhưng nếu nhìn lại từ con mắt thời điểm hiện tại, nó mất quá nhiều thời gian.Cũng đầu những năm 2000, một câu chuyện khác, thoạt tưởng khó khăn hơn nhưng lại kết thúc nhanh hơn, góp phần định hình bức tranh hạ tầng giao thông đô thị ở Việt Nam hôm nay. Câu chuyện chiếc xe máy. Cuối những năm 1990, một chiếc xe Dream của Honda có lúc lên đến 50 triệu đồng, tương đương 10 cây vàng lúc đó. Sở hữu chiếc xe máy thần thánh này, tương đương một nền đất, tức là nếu thành công sớm trong đời, sau khi có việc làm, mục tiêu phấn đấu của 5-10 năm đầu là phải sắm cho mình chiếc Dream II.Honda Việt Nam thành lập - cho người tiêu dùng Việt Nam "giấc mơ" gần tầm tay hơn - chiếc Future giá từ 25-30 triệu, lúc đó tương đương một năm lương của nhân viên kinh nghiệm 2-3 năm làm công cho doanh nghiệp FDI, vẫn là "tương lai" vượt quá khả năng nhiều người.Rồi những chiếc xe máy "made in China", na ná tên Nhật, tên Hàn như Centi, Hongda được nhập khẩu với giá đại lý chỉ xấp xỉ 10 triệu tràn ngập đường phố. Honda Việt Nam buộc phải chấm dứt thời kỳ siêu lợi nhuận để giành lại thị trường - bằng chiếc Wave Alpha giá trên dưới 15 triệu, tức một nửa chiếc Future, dù nếu phân tích danh sách linh kiện lắp ráp chẳng khác bao nhiêu, trừ cái tem.Cú sốc hàng Tàu làm chiếc xe máy từ tài sản ngang lô đất trở thành phương tiện giao thông nhà nào cũng có vài chiếc, khởi đầu cho hành trình gia tăng khủng khiếp loại phương tiện này 25 năm qua. Với gần 80 triệu xe máy, Việt Nam đang là siêu cường xe máy thế giới - nhiều thứ tư về số lượng thuần túy, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. (Nhưng tính theo đầu người chắc đứng nhất hành tinh, với tỉ lệ xấp xỉ 80% dân số, trong đó TP.HCM đứng đầu với hơn 8 triệu xe, kế đến là Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu).Con số tăng trưởng số lượng xe hơi của Việt Nam tính từ năm 2010 đến 2025 cũng gây choáng: khoảng 400%, từ 1,8 triệu lên gần 7 triệu chiếc, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP. Trong khi đó, hạ tầng giao thông đường bộ phát triển nhất thuộc về hệ thống đường cao tốc, trong 5 năm từ 2018 đến 2023, tăng được gấp đôi số km.Ảnh: Châu TuấnHạ tầng giao thôngCó một thực tế là từ trung tâm TP.HCM đi về 6 hướng thì có hai hướng - về trung tâm công nghiệp Nhơn Trạch của Đồng Nai và vùng du lịch sinh quyển, nơi duy nhất Sài Gòn có biển, Cần Giờ - đến năm 2025 này vẫn phải đi bằng… phà.Đi về Bình Dương trên quốc lộ 13, bên kia là đại lộ 60m của tỉnh bạn, bên này là điểm kẹt xe 100% vào tất cả các buổi chiều trong tuần. Từ Khu công nghệ cao, qua bến metro số 1 và bến xe Miền Đông hiện đại nhất nước, nối với Đồng Nai, là đoạn đường quốc lộ 1 chỉ đủ cho hai làn xe hơi và một làn xe máy. Đây có lẽ là nơi mật độ container lưu thông nhiều nhất nước, nhưng 30 năm nay, khi đồng ruộng đã nhất loạt trở thành bãi xe cơ giới và căn hộ cao tầng, nó vẫn hai làn xe hơi, một làn xe máy.Bây giờ đã là kỷ nguyên mới, TP.HCM đang muốn trở thành trung tâm thương mại công nghiệp, dịch vụ hàng đầu không chỉ của Việt Nam, mà cả khu vực, nhưng vẫn có một số thứ chưa thay đổi mấy. Một ví dụ khác: nối giữa trung tâm tài chính - cao ốc quận 1 sang Phú Mỹ Hưng, khu đô thị số 1 Việt Nam, là hai con đường luôn kẹt xe: Nguyễn Tất Thành và cầu Kinh Tẻ.Sự bùng nổ của phương tiện giao thông cá nhân và sự chậm trễ của hệ thống giao thông công cộng, cùng nhiều công trình đường bộ mãi không xong, làm cho bức tranh giao thông của các đô thị lớn ngày càng mang phong cách trừu tượng pha lẫn siêu thực, khiến dân lái xe ngoài đường đôi khi chuyển qua phong cách dã thú hay bạo tàn.Nếu rơi vào hoàn cảnh "combo" như cuối năm rồi: mưa trái mùa, triều cường, cuối năm quy định giao thông mới thì chuyện đi lại trong thành phố, ở nhiều cung đường, trở thành nỗ lực vượt quá sức chịu đựng của nhiều người với tốc độ 2 tiếng đồng hồ đi 2km. Tài xế căng thẳng và áp lực đã đành, vấn đề còn là hiệu ứng tâm lý tiêu cực: liệu có đáng đánh đổi vì một chút thu nhập cao hơn, để phải gánh chịu những khói bụi, mưa gió, inh ỏi, cãi cọ, thậm chí cả nguy cơ bị xúc phạm và hành hung?Thực tế, ở thành phố vẫn có những niềm tự hào ngấm ngầm, như ở Sài Gòn, dù là giang hồ thì ra đường vẫn đội mũ bảo hiểm, hay người chạy xe máy bao giờ cũng để ý chừa một chút cho người rẽ phải ngã tư đèn đỏ, hay bóp còi inh ỏi cũng ít hơn… Nhưng những điều tốt đẹp nhỏ nhoi đó khó mà bền, khi tương lai xe máy, xe hơi sẽ nhiều hơn nữa, chuyện mở rộng đường sá nội đô là bất khả thi, còn hệ thống giao thông công cộng đã trễ hơn so với yêu cầu thực tế quá xa.Phải có đột phá mạnh mẽ thì may ra chúng ta mới không trễ thêm nữa, may ra thành phố mới giữ được những hình ảnh thân thiện, dễ thương, được tạo dựng mấy mươi năm nay.■ Bạn đang đọc trong chuyên đề "Xây dựng văn hóa giao thông Tiếp theo Tags: Xe máyĐội mũ bảo hiểmChiếc xeTài xếKẹt xe
Giá 'trên trời' ở sân bay: Đắng lòng với ổ bánh mì 50.000 đồng, chai nước suối 40.000 đồng... NHẤT NGUYÊN 24/02/2025 Một tô phở lèo tèo vài lát thịt có giá khoảng 100.000 đồng, một ổ bánh mì hơn 50.000 đồng, hay một chai nước suối có giá 35.000 - 40.000 đồng.
Toàn bộ hội đồng quản trị Rạng Đông xin nghỉ, cả em trai và cháu bà Hồ Kim Thoa BÌNH KHÁNH 24/02/2025 Ông Hồ Đức Lam - chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holding - cùng con trai Hồ Đức Dũng và ba thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều vừa nộp đơn từ nhiệm.
Cơm, phở sân bay giá trên trời, lẽ nào đi máy bay phải đem theo cơm nắm, thịt rim? HỒNG PHÚC 24/02/2025 Kết quả doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận đáng mơ ước của các công ty khai thác dịch vụ ở sân bay khiến nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ ra sự vô lý của giá cả đang được bán ở sân bay trong nước.
Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ THANH NGUYỄN 24/02/2025 Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, người đồng tình nhưng cũng có người phản đối.