TTCT - Vẽ truyện Kiều và vẽ Kiều (Thúy Kiều) nhiều họa sĩ Việt Nam đã làm rồi. Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Phạm Cung, Lê Trí Dũng... là những họa sĩ nổi tiếng xưa nay đều đã từng, không nhiều thì ít, cảm tác danh tác Nguyễn Du. Nay lại thêm một người vẽ Kiều là nữ họa sĩ Ngọc Mai. Nhưng có lẽ cái khác duy nhất của Ngọc Mai là vẽ Kiều toàn bộ bằng chất liệu lụa. Phóng to Họa sĩ Ngọc Mai bên tác phẩm Kim Trọng Phóng to Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp nối tơ thừa mặc em Như vậy sau triển lãm “Nàng” (tại The Metropolitan năm 2000), Ngọc Mai đã “lặn” đến giờ để trở lại với triển lãm lụa “Kiều” (*). Có một chi tiết nếu tinh ý sẽ thấy trong triển lãm “Nàng” đã có một nàng Kiều tranh lụa, đó là hình dáng Kiều ôm chiếc đàn tì bà: Phím đàn dìu dặt tay tiên/ Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa. Và 28 bức tranh lụa (khổ 60x80cm), kết quả của hơn mười năm làm việc, lần này được ra mắt, nói như họa sĩ Ngọc Mai là “như một lời hẹn ước”. Nhưng lời hẹn ước đó không phải chỉ từ mười mấy năm trước mà xa hơn nữa, khi còn là một nữ sinh, vốn có năng khiếu hội họa, Ngọc Mai vẫn thường nói với bạn bè rằng: “Sau này lớn lên tao sẽ vẽ Kiều”. Cứ tưởng là lời nói hồn nhiên vu vơ, không ngờ lại thật nên với triển lãm lụa Kiều này, Ngọc Mai bảo rằng đấy là cuộc trả nợ cho chính mình. Và có lẽ vì xem đây là một cuộc chơi nên toàn bộ số tranh trưng bày để khách thưởng lãm chứ hoàn toàn không bán. Vẽ Kiều nhưng không phải minh họa truyện Kiều, cũng không kể Kiều, mà “bằng hội họa tôi bộc lộ cảm xúc của mình với nhân vật chính là Kiều và những nhân vật khác trong Truyện Kiều”. Nghĩa là Ngọc Mai vẽ Kiều theo trí nhớ, theo “khí hậu của trái tim”. Vẫn tuân theo kỹ thuật truyền thống xưa nay là vẽ chồng màu, nhuộm lụa từ nhạt đến đậm mà Ngọc Mai gọi là “vờn lụa”. Lụa với Kiều như một cuộc hợp duyên đẹp đẽ và độc đáo không gì thay thế được. Nhớ trước đây họa sĩ Phạm Cung trong một triển lãm sơn dầu chủ đề Kiều có nói đại ý rằng ông dùng sơn dầu nhưng vẽ “như lụa” mới mô tả được thần thái Kiều. Ở đây Ngọc Mai tỏ ra có lý khi “vờn lụa” để họa Kiều. Để đạt được cái vẻ khi ẩn khi hiện, như thực như hư là kết quả của một quá trình khổ luyện mà Ngọc Mai đã trải qua: “Vẽ lụa khó và cực, không thể nào vẽ liền tù tì được. Nói theo một câu Kiều là Tinh anh phát tiết ra ngoài, vẽ lụa hút sức mình lắm mà lại hay hỏng, nhiều khi vẽ cả tháng mới xong một bức ưng ý, nhưng đến khi bồi tranh thì lụa bị rách toạc...”. Vậy rồi sau bao năm tháng miệt mài, sau bao lo toan bộn bề thường nhật, nữ họa sĩ này vẫn bền lòng với Kiều. Cuộc trả nợ cho chính mình có thể xem là hoàn tất. Thưởng lãm tranh lụa Kiều của Ngọc Mai có thể nói gọn trong một chữ: đẹp. Đẹp như thơ. __________ (*) Triển lãm khai mạc tại Nhà triển lãm thành phố (92 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) lúc 10g ngày 17-9, kéo dài đến 26-9-2011. Tags: Mỹ thuậtLúaHọa sĩ Việt NamVẽ truyện Kiều
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp DUY LINH 04/10/2024 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Tin tức sáng 4-10: Giá USD ngân hàng bất ngờ bật tăng; 'Ém' loạt giao dịch, một công ty bị phạt nặng TUỔI TRẺ ONLINE 04/10/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm ở nhiều kỳ hạn; Xu hướng doanh nghiệp dùng AI tìm nhân sự, sàng lọc hồ sơ xin việc; Chủ tịch một doanh nghiệp nhà nước xin nghỉ sau chưa đầy nửa năm...
Mỹ bất lực, đau đầu với Trung Đông THANH BÌNH 04/10/2024 Những câu chuyện hậu trường được tiết lộ cho thấy: Sau một năm cố gắng, có lẽ Mỹ đang ngày càng bất lực và không thể ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông.
Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về cây trồng tại Hà Nội còn bọc nguyên vỏ bao xi măng ở rễ PHẠM TUẤN 03/10/2024 Liên quan tới việc cây xanh tại Hà Nội không tháo bầu cây khi trồng bị bật gốc sau bão số 3, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sẽ truy tìm chủ đầu tư.