TTCT - Ảnh hưởng tiêu cực của các lệnh giãn cách, phong tỏa lên sức khỏe tâm thần của con người là vấn đề đã được nói nhiều, kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Vấn đề là, chúng sẽ còn bám lấy chúng ta ngay cả khi được “trở lại với tự do”. Ảnh: Getty ImagesGỡ lệnh giãn cách tưởng chừng là một tin vui nhưng lại cũng có thể gây một số bất lợi cho sức khỏe tinh thần của một số người tương tự như phong tỏa, nếu các nhà hoạch định chính sách không có sẵn kế hoạch hỗ trợ cho người dân cũng như lực lượng nhân viên y tế đã trực tiếp chống dịch.“Ở lâu trong cái khổ...”Sau khi phải trải qua khoảng thời gian phong tỏa lâu nhất và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, nhiều người dân Anh đang nhen nhóm hy vọng được quay trở lại với công việc và các sinh hoạt xã hội thường nhật dù đất nước này vẫn đang phải đối mặt với biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy, những ảnh hưởng về mặt sức khỏe tâm thần do đại dịch gây ra có thể là một rào cản trên bước đường quay về với sự tự do trước đây.Theo tổ chức sức khỏe tâm thần Mind, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người lần đầu tiên gặp phải tình trạng đau khổ về tinh thần trong thời kỳ đại dịch. Sự kết thúc các lệnh hạn chế không giúp cải thiện tình trạng này trong một sớm một chiều, mà đối với nhiều người nó có thể làm trầm trọng thêm những cảm xúc bên trong họ.Trong số 10.000 người tham gia nghiên cứu này, phần lớn vô cùng lo lắng về những thay đổi, vì nguy cơ lây nhiễm (bao gồm cả những người đã được tiêm chủng), ám ảnh sợ xã hội, giải quyết vấn đề tài chính cá nhân, các thói quen không lành mạnh phát sinh do dịch và nhu cầu ngày càng tăng của việc chăm sóc những người khác cũng đang vật lộn với sức khỏe tinh thần của họ.Kết luận từ nghiên cứu của Mind rất rõ ràng: nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe tâm thần, nó có khả năng trở nên tồi tệ hơn, nếu bạn chỉ có nguy cơ gặp vấn đề thì nguy cơ của bạn cũng đã tăng lên sau khi kết thúc những tháng ngày ở yên trong nhà.Những người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tâm thần là những người trẻ tuổi, những người có thu nhập thấp, những người da màu, những người làm việc ở tuyến đầu trong Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) hoặc làm công tác an sinh xã hội, những người đã mất người thân và những người mắc COVID-19 lâu.Nếu không có lộ trình hỗ trợ rõ ràng cho những nhóm đối tượng này, Chính phủ Anh có thể sẽ phải trả giá trong nhiều thập niên tới. Một loạt các hỗ trợ phải được tài trợ hợp lý, từ các liệu pháp nói chuyện trực tiếp và trực tuyến đến các giường bệnh nội trú ở những nơi an toàn và đủ chức năng trị liệu.Các số liệu mới nhất của NHS cho thấy số lượng người tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần đang ở mức cao nhất kể từ lần phong tỏa đầu tiên (1,27 triệu). Ai cũng khao khát “sự bình thường”, nhưng nhiều người đã kiệt sức với các mối quan hệ đang lung lay, công việc bấp bênh, cả cuộc sống và sinh kế đều bị đe dọa.Vào “ngày tự do”, nhiều người nói với tờ Independent rằng họ chưa bao giờ cảm thấy ít tự do hơn. Đáng buồn là không có vaccine nào cho các vấn đề sức khỏe tâm thần. Ảnh: Getty ImagesTái hòa nhập hậu phong tỏaCác nhà nghiên cứu đã bày tỏ lo ngại rằng các hành vi phát triển trong suốt thời gian phong tỏa như thói quen vệ sinh nghiêm ngặt, sợ không gian công cộng hoặc liên tục kiểm tra các triệu chứng COVID sẽ khiến một số người khó hòa nhập lại xã hội.Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi đường dây trợ giúp hàng đầu Anxiety UK cho thấy tỉ lệ những người mong muốn trở lại cuộc sống bình thường và những người muốn tiếp tục ở nhà, do sợ viễn cảnh phải hòa nhập lại với môi trường đông đúc như trước đây, gần như giống nhau - ở mức 36%.Theo nghiên cứu trên toàn quốc về tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần ở Anh của Mental Health Foundation, trong đợt đóng cửa lần thứ 3 của nước này bắt đầu vào tháng 1-2021, ít người cảm thấy lo lắng hơn, nhưng nhiều người lại cảm thấy cô đơn và suy sụp vì căng thẳng trong suốt năm qua.Catherine Seymour, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Mental Health Foundation, nói: “Bạn cảm thấy cô đơn càng lâu thì nó càng trở nên mãn tính và thực sự thì càng khó để tham gia lại vào các hoạt động ngoài xã hội... Những đối tượng bị mất đi cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội trong giai đoạn này sẽ khó tái hòa nhập hơn rất nhiều; chẳng hạn như các thanh thiếu niên không được đến trường và không có hoạt động nào khi phải ở trong nhà. Chúng ta sẽ mất đi phần nào sự tự tin vào khả năng bước ra thế giới”.Chen chúc trên các phương tiện công cộng đông như nêm, nhét mình vào những quán ăn chật cứng để làm vài ly cùng bạn bè có vẻ như là những khái niệm cần được ôn lại trước khi chúng thực sự diễn ra một lần nữa.Nhà tâm lý học Emma Kavanagh lý giải với CNN: “Chúng ta đã được huấn luyện trong 18 tháng qua rằng việc ở gần mọi người và ở ngoài thế giới có liên quan đến một mối đe dọa. Bộ não của chúng ta hiện đã thích nghi với điều đó, vì vậy tất nhiên nó sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng khi chúng ta phơi bày bản thân một lần nữa (trong tình cảnh nguy hiểm)”.Tiến sĩ Kavanagh bắt đầu nghiên cứu các phản ứng thần kinh đối với môi trường khắc nghiệt vào tháng 3 năm ngoái khi đợt phong tỏa đầu tiên ở Anh bắt đầu, sau khi cô có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và thấy mình phải vật lộn với lo lắng triền miên.Trong khi dịch kéo dài và phải dạy con tại nhà, Kavanagh đã lên mạng xã hội để chia sẻ nghiên cứu của mình về tình trạng kiệt sức, chứng sương mù não (rối loạn chức năng tập trung và ghi nhớ) cùng các triệu chứng kỳ quái khác. Các chủ đề trên Twitter của cô nhanh chóng lan truyền rộng rãi và trở thành chủ đề chính cho cuốn sách “Làm thế nào để bị tan vỡ” cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách đối phó với căng thẳng kéo dài.Tiến sĩ Elise Paul, người dẫn đầu nghiên cứu xã hội COVID-19 của Anh, cho biết cô thường được hỏi: “Liệu mọi người có thể quay trở lại trạng thái như trước không?”. Tuy nhiên không có kịch bản chính xác cho tình huống này bởi những rủi ro khi gia nhập lại xã hội khiến nhiều người càng lo lắng hơn và làm nảy sinh những nỗi sợ mới.Với những người lo sợ rằng họ có thể không bao giờ sẵn sàng để trở lại bình thường hoặc bất cứ tình trạng “bình thường mới” nào tiếp theo sau dịch, lời khuyên của Kavanagh là: hãy cho mọi thứ thời gian.Người Anh đang lo lắng về sức khỏe tâm thần hậu đại dịch, còn ở những nơi mà phong tỏa vẫn đang tiếp diễn, chẳng hạn như Úc - với thành phố Sydney đang phải đối mặt với một đợt phong tỏa kéo dài và Melbourne đã bước vào tuần thứ hai của đợt phong tỏa thứ năm kể từ khi COVID-19 xuất hiện - vấn đề còn trầm trọng hơn nhiều.Một cuộc khảo sát trên 1.200 người Úc do Công ty kiểm toán PwC thực hiện cho thấy sức khỏe tâm thần và thể chất năm nay đã vượt qua chi phí sinh hoạt trở thành vấn đề xã hội quan trọng nhất. Cứ 4 người trả lời khảo sát thì có 1 người bị bệnh về tâm thần, âu lo quá độ và không thể ngừng việc khi làm ở nhà. Khảo sát cũng cho thấy 30% người đang đi làm thuộc Thế hệ Z và 23% nhân viên Thế hệ Y bị kiệt sức trong 12 tháng qua.Trước khi COVID-19 đến Úc, khoảng 5% người Úc được ghi nhận có các triệu chứng trầm cảm từ mức độ trung bình đến nặng trong 2 tuần trước đó, nhưng đến tháng 4-2020 với đợt đóng cửa đầu tiên, con số này đã tăng gấp 5 lần. Đến tháng 8, cứ 5 người thì ít nhất 1 người thỉnh thoảng có suy nghĩ rằng “thà chết còn hơn”. Tags: Sức khỏe tâm thầnĐại dịchCOVID-19Phong tỏaHậu phong toả
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.