TTCT - Trong số những thú vui tuổi thơ có thể biến thành nghề nghiệp thực sự, leo trèo nhưng vẫn được gọi là chuyên gia, bác sĩ có lẽ là điều ít ai nghĩ đến. Arborist, hay chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng cây, là "bác sĩ" thăm khám lẫn phẫu thuật cho cây, bởi khi cần, chính họ sẽ là người cắt bỏ cành hư để giữ cho cây khỏe mạnh.Bác sĩ cây của NParks.Chăm cây như ngườiNick Crawford ở San Francisco (bang California, Mỹ) đã gắn bó phần lớn cuộc đời mình với chuyện chăm sóc cây. Yêu cây xanh từ nhỏ vì cha làm nghề thiết kế cảnh quan, Crawford chọn ngành lâm nghiệp đô thị khi vào đại học, và cuối cùng trở thành bác sĩ cây.Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của một người trồng cây đô thị như Crawford là tỉa bớt cành cây để chừa chỗ cho nhiều ánh sáng hơn; hoặc chặt bỏ các cành lớn, nặng có thể gây nguy hiểm.Cắt tỉa cành thoạt nghe có vẻ dễ, nhưng để thực hiện đúng cách, cần một quá trình đào tạo và học hỏi rất lớn. "Có lẽ nó giống như cắt tóc. Có vẻ đơn giản khi bạn xem người khác làm, sau đó bạn cũng thử cắt và bạn để lại một cái sẹo suốt đời cho con mình" - Crawford nói với Atlas Obscura.Theo báo Sydney Morning Herald (SMH), những người làm nghề trồng cây chuyên nghiệp ở cấp độ chưa có kinh nghiệm bắt đầu với những nhiệm vụ đơn giản như cho những mẩu cây đã cắt vào máy băm gỗ. Sau một thời gian, họ có thể trở thành "bác sĩ cây" chuyên leo trèo trước khi chuyển sang vai trò trưởng nhóm. Cấp độ cuối cùng là tư vấn trồng cây theo địa điểm hoặc đánh giá khả năng cây có cần loại bỏ hay không.Trên thực tế, một người mới vào nghề sẽ cần học gần như mọi thứ và có trăm điều cần phải 'hay', theo chia sẻ của chuyên gia Joy Venz ở Melbourne (Úc) với SMH.Vốn là một giáo viên, Venz đến với nghề sau khi nghe một chuyên gia trồng cây nói chuyện tại một ngày hội tư vấn hướng nghiệp. Cô nhớ lại: "Khi mới bắt đầu, ngay cả việc vận hành chiếc máy thổi lá cũng là một cuộc đấu tranh với bản thân. Tôi phải thi lấy bằng lái xe tải, học cách sử dụng và bảo trì cưa máy, lấy giấy phép vận hành sàn làm việc trên cao, sau đó tôi dành nhiều ngày để tìm hiểu về đường dây điện và luật liên quan để làm việc gần chúng".Hiện Venz vẫn đang phải học tên gọi của từng loại cây và cách chúng phản ứng mỗi lần bị cắt tỉa, cũng như kỹ thuật cắt tỉa sao cho đẹp hơn và di chuyển trên cây nhanh hơn.Rui En, “bác sĩ cây” của NParks. Ảnh: NParksĐể đáp ứng tất cả nhiệm vụ trên, một arborist giỏi phải là người tận tâm, có óc quan sát và hiểu biết khoa học, có kiến thức nền tảng về lâm nghiệp đô thị cũng như khả năng 'xơi' các bài báo khoa học đầy biệt ngữ, theo Eric Ong - một "bác sĩ cây" lão làng với 19 năm kinh nghiệm của Ủy ban Vườn quốc gia Singapore (NParks).Trong một phiên làm việc tiêu biểu, Ong sẽ kiểm tra, ghi chép các dấu hiệu sinh tồn của cây như một bác sĩ khám sức khỏe cho bệnh nhân hoặc ngắm nghía kỹ lưỡng từng cành cây xem chúng mạnh, yếu ra sao, có bị sâu hay nhiễm nấm không, có vết lõm hoặc lồi nào không. Anh luôn mang theo máy tính bảng để tra cứu tình trạng hiện tại của một cái cây với cơ sở dữ liệu của những lần thăm khám trước, theo mô tả của Atlas Obscura trong một chuyến tận mục sở thị Ong làm việc.Thỉnh thoảng Ong sẽ khoan vào thân cây hoặc dùng vồ đập vào thân cây và dùng công cụ chuyên dụng để đo sóng âm truyền qua. Đây là cách bác sĩ khám xem cây có mục bên trong hay không (nếu đường sóng uốn khúc chậm, có thể có lỗ sâu trong thân).Quá trình kiểm tra mất khoảng 15 phút, nhưng đó chỉ là một cái cây. Trong một tháng, Ong cần kiểm tra từ 500 đến 1.000 cây. NParks quản lý khoảng 6 triệu trong số tổng cộng khoảng 7 triệu cây xanh ở Singapore; số còn lại thuộc tư nhân.Ong và đồng nghiệp ở NParks đặc biệt bận rộn ngay trước các mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, vốn luôn đi kèm dông bão, gió giật và lũ quét, khiến cây dễ gãy đổ.Ứng dụng công nghệTrong số 6 triệu cây do NParks quản lý, 1/3 mọc dọc theo các con đường, trong công viên, vườn và trên đất công, số còn lại cách xa giao thông, sinh hoạt của con người, chẳng hạn ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Tất cả chúng cần được kiểm tra mỗi 6 đến 24 tháng. Những cây trưởng thành và cây di sản ở những vị trí đặc biệt cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Lý do là vì cây cũng như người, "các cụ thì cần khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên hơn" - Ow Siew Ngim, nhân viên NParks với trên 20 năm thâm niên và mới chuyển sang làm arborist hơn 10 năm nay, nói với CNA.Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm việc cho các "bác sĩ cây", NParks gần đây đã áp dụng nhiều công nghệ. Chẳng hạn, du khách tham quan Vườn bách thảo Singapore và Vườn Jurong Lake (hai vườn quốc gia do NParks quản lý) thời gian gần đây có thể bắt gặp một chiếc xe thăm dò địa hình (rover) hao hao giống người máy Wall-E đang ghi chép thông số kỹ thuật của tất cả cây cối ở định dạng 3D và những tấm ảnh panorama 360°.Theo CNA, với một máy quét laser và hai camera được gắn trên khung màu đỏ, chiếc xe di chuyển bằng hai bánh xích cao su và có thể chinh phục mọi loại địa hình nhưng vẫn đảm bảo không làm hại bất kỳ cây xanh nào. Người dùng chỉ việc ngồi lên xe và điều khiển.Sử dụng công nghệ phát hiện ánh sáng và phạm vi (Lidar), máy quét ghi lại các phép đo chính xác của từng cây. Thuật toán máy học (machine learning) giúp nó phân biệt cây xanh với cột đèn và bảng chỉ dẫn, cũng như thiết lập vị trí không gian địa lý của mỗi cây.Theo dự đoán, đến năm 2030 số lượng cây thuộc quản lý của NParks sẽ tăng ít nhất 50% từ kết quả mà phong trào OneMillionTrees (Một triệu cây) do Singapore phát động năm 2020 mang lại.Trước đây khi chưa có xe tự hành, các chuyên gia của NParks phải dùng xe đẩy di chuyển máy quét laser và giá ba chân nặng hàng chục ký phục vụ việc kiểm tra. Công việc là khổng lồ nếu tính tới số lượng cây họ phải kiểm tra. Mãi tới sau năm 2010, NParks mới ứng dụng các thiết bị di động đầu tiên, mỗi thiết bị được ví von là "những vũ khí tự vệ" có thể nặng tới 2kg và chủ yếu chỉ để cập nhật số liệu.Ngày nay, NParks sử dụng các thiết bị di động nhẹ hơn và đa năng hơn. Chúng cho phép các bác sĩ cây truy cập thông tin chi tiết của từng cây và cập nhật hồ sơ kiểm tra theo thời gian thực khi ở hiện trường. Việc dùng xe rover giúp các chuyên gia tiết kiệm một nửa thời gian thăm nom từng cây.NParks quản lý cây xanh trong đoạn đường mòn tuyệt đẹp này. Ảnh: Atlas ObscuraTrong những năm gần đây, NParks còn sử dụng các công cụ khác, chẳng hạn cảm biến không dây phát hiện cây nghiêng, thiết bị bay không người lái để tiếp cận mọi ngóc ngách và thuật toán xử lý dữ liệu về độ ổn định của cây trong các điều kiện gió khác nhau.Cơ quan này còn muốn ứng dụng máy học, trí tuệ nhân tạo và tạo bản sao kỹ thuật số để phát hiện các lỗ sâu hở, cũng như nghiên cứu một công cụ giải phóng mặt bằng theo chiều cao để phát hiện các chướng ngại vật tiềm ẩn từ các cành cây thấp và đảm bảo việc đi lại an toàn cho các phương tiện cao.Khi Singapore ngày càng có nhiều cây xanh, đảo quốc này cũng phát triển ngày càng mạnh trên lãnh thổ đất đai hạn hẹp. Những người trồng cây chuyên nghiệp như Eric Ong không được dễ dàng thỏa hiệp giữa tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu bảo tồn không gian xanh.Ong ví anh và những đồng nghiệp như "những người môi giới hòa bình giữa con người và thực vật" bởi rất nhiều nhiệm vụ của họ liên quan đến việc bảo vệ cây cối trong quá trình xây dựng.Chẳng hạn, họ phải đảm bảo rằng có tám cây còng trưởng thành được bảo tồn ở mỗi dự án xây dựng đường lớn. Đây không phải nhiệm vụ đơn giản khi mỗi cây còng, còn gọi là cây muồng tím vốn rất phổ biến ở Singapore, có bộ rễ với đường kính dài gần 6m và nặng hơn 70 tấn. Để cứu cây, các chuyên gia trồng cây phải đào chúng lên, bôi thuốc kích thích tăng trưởng lên rễ rồi cắt tỉa chúng để giúp giảm thiểu sốc khi di dời.■ Thiếu hụt nhân sự"Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát gần đây và 91% nhà tuyển dụng nói rằng họ không thể tìm được nhân viên mà họ cần, và điều đó đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ" - James Maund, thành viên hội đồng quản trị của Arboriculture Australia, cơ quan quốc gia hàng đầu dành cho người trồng và chăm sóc cây chuyên nghiệp ở Úc, nói với Hãng tin AAP.Số lượng nhân sự trồng cây ở Úc phải tăng gấp đôi trong vòng năm năm mới bắt kịp với đà gia tăng nhu cầu về không gian xanh trên cả nước. Cụ thể, Úc cần chạy đua tuyển thêm 20.000 chuyên gia trồng và chăm sóc cây vào năm 2027 để đảm bảo các công viên của đảo quốc này vẫn an toàn và tránh tình trạng cây đổ ngoài dự báo. Vấn đề là rất ít người biết đến ngành này. Tags: Bác sĩ câyNgành lâm nghiệpCắt tỉa cànhVườn quốc giaCây xanhLâm nghiệp
Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật DUY LINH 03/12/2024 Rạng sáng 4-12 (giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Chính thức: Nghỉ 9 ngày liền dịp Tết Nguyên đán 2025 HÀ QUÂN 03/12/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo chính thức về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp BÌNH AN 03/12/2024 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3-12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập âm mưu nổi loạn.
Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? THƯỢNG KHẢI 03/12/2024 'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.