TTCT - Phán quyết mới đây của tòa tiểu bang Colorado rằng ông Donald Trump không đủ tư cách tranh cử tổng thống đặt ra mâu thuẫn lớn cho nền chính trị Mỹ: trao cho cử tri quyền lựa chọn lãnh đạo hay đảm bảo không ai có quyền đứng trên pháp luật. Ảnh: The HillÔng Trump hiện là ứng viên hàng đầu và gần như chắc chắn sẽ là ứng viên tổng thống của phe Cộng hòa - bất chấp vai trò của ông trong vụ bạo loạn ở trụ sở Quốc hội Mỹ hôm 6-1-2021, điều dẫn tới vụ kiện ở Colorado yêu cầu loại ông khỏi cuộc bầu cử.Theo báo The New York Times, thế lưỡng nan về chính trị và hiến pháp này nhiều khả năng sớm được đưa lên Tòa Tối cao Mỹ phân xử. Trong khi ông Trump sẽ vẫn có tên trong vòng bầu cử sơ bộ của phe Cộng hòa, quyết định của Tòa Tối cao lần này sẽ để lại hệ quả lâu dài và sâu sắc.Ảnh hưởng lớn như vụ Bush kiện GoreThực tế, các vụ kiện tương tự nhắm vào ông Trump còn đang diễn ra ở 16 tiểu bang khác, khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ xuất hiện tiền lệ các đảng phái dùng chiêu tương tự để loại bỏ đối thủ chính trị. Thẩm phán ở Tòa Tối cao Mỹ có nhiệm kỳ suốt đời, phán quyết của họ không chịu ảnh hưởng chính trị và luôn tuân theo nguyên tắc luật pháp, mà theo luật thì hiến pháp và luật liên bang phải áp dụng bình đẳng với tất cả mọi người - không một ai, bất chấp quyền lực, tài sản và ảnh hưởng chính trị, được đặt mình trên pháp luật.Theo NYT, trong nguyên tắc dân chủ, tính chính danh của nhà nước xuất phát từ việc cử tri quyết định chọn ai nắm quyền. Viễn cảnh mà các thẩm phán tòa (không qua bầu cử) từ chối quyền của cử tri được lựa chọn tương lai chính trị của ông Trump đã khiến kể cả những người không ưa ông Trump cũng phải nghĩ lại - họ vẫn muốn ông sẽ bị cử tri Mỹ bác bỏ ở hòm phiếu hơn là qua tòa án.Giáo sư luật Stephen Vladeck của Đại học Texas, Austin nói là kể cả hành động của ông Trump không phù hợp với quy định tranh cử theo Tu chính án 14, thì vẫn có những hệ thống khác để xử lý vấn đề này trước khi đưa lên tòa. "Vấn đề là chúng ta... đã tự phá vỡ một số biện pháp ngăn chặn này", ông Vladeck nói. "Chúng ta đã có thể tránh tình huống này, nhưng các cơ chế đó đã thất bại". Cụ thể, nếu có thêm 9 thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu buộc tội ông Trump trong phiên tòa luận tội liên quan vụ bạo loạn 6-1 thì ông đã không thể ra tranh cử, ông Vladeck nói. Và nếu cử tri cảm thấy bất bình với hành động của ông Trump, họ lẽ ra phải thể hiện bằng lá phiếu.Tranh cãi pháp lý hiện xoay quanh một điều của Tu chính án 14 - được thêm vào hiến pháp năm 1868 sau Nội chiến Mỹ. Khoản 3 Tu chính án nói những người phản bội lời thề với chính phủ và tham gia bạo loạn sẽ không đủ tư cách nắm quyền. Căn cứ vào hành động của ông Trump liên quan vụ bạo loạn 6-1, Tòa Coloroda hôm 19-12-2023 tuyên ông không còn đủ tư cách để xuất hiện trên phiếu bầu.Kể cả nếu đa số thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ về mặt cá nhân đồng ý rằng theo luật, cần cấm ông Trump quay trở lại nắm quyền, họ vẫn sẽ ngần ngại đưa ra phán quyết ủng hộ tòa Colorado. Vấn đề kỹ thuật pháp lý ở đây rất phức tạp bởi những câu hỏi như điều khoản đó liệu có hiệu lực pháp lý không, hay Quốc hội trước hết phải thông qua một đạo luật để nó có hiệu lực. Luật sư của ông Trump cũng sẽ cãi lý là bạo loạn 6-1 có đạt ngưỡng là "nổi dậy" theo hiến pháp chưa.Vụ Bush kiện Gore năm 2000 đã làm thay đổi nền chính trị Mỹ. Ảnh: CNBCTình huống pháp lý này dẫn tới so sánh với phán quyết của Tòa Tối cao trong cuộc bầu cử năm 2000 khi tòa bác phán quyết của Tòa Thượng thẩm Florida và cho phép ông George W. Bush giữ được số phiếu dẫn mong manh trước ông Al Gore để giành hết phiếu đại cử tri ở Florida và trở thành tổng thống. Một điểm tương tự là tính đảng phái của Tòa Tối cao lúc này, trong vụ Bush kiện Gore, 5 thẩm phán bảo thủ đã giúp ứng viên phe Cộng hòa chiến thắng. Ở Tòa Tối cao Mỹ hiện giờ đang có tới 6 thẩm phán được phe Cộng hòa bổ nhiệm (gồm 3 người do chính ông Trump đề cử), nên việc bác phán quyết tòa Colorado sẽ không tránh khỏi bị nhìn với màu sắc đảng phái.Ông Trump lên kế hoạch trả thùTrong lúc này, ông Trump và các đồng minh đang vạch kế hoạch cụ thể để trả thù những người chỉ trích và đối thủ ngay khi lên nắm quyền nhiệm kỳ hai. Theo The Washington Post, ông Trump đã lên danh sách các cá nhân mà ông muốn truy tố, còn các đồng minh của ông đã lên phương án để dùng luật về chống bạo loạn cho phép ông Trump huy động quân đội nhắm vào các cuộc biểu tình.Trong trao đổi riêng, ông Trump nói với các cố vấn và bạn bè rằng ông muốn dùng Bộ Tư pháp để điều tra các quan chức cũ của ông và các đồng minh sau này trở mặt như cựu chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, cựu bộ trưởng tư pháp William Barr, hay cựu chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân, tướng Mark Milley. Ông Trump cũng nói về việc truy tố các cựu quan chức ở FBI và Bộ Tư pháp. Công khai thì ông Trump cam kết sẽ chỉ định công tố viên đặc biệt để "xử lý" ông Biden và gia đình.Mở đường cho ông Trump can thiệp vào công việc của Bộ Tư pháp, các cố vấn của ông lên kế hoạch để chính quyền mới có thể xóa bỏ chính sách "bất thành văn" nửa thế kỷ qua tách biệt hoạt động tư pháp với ý chí chính trị. Nhiều chuyên gia đã chỉ trích ý định này là nguy hiểm và vi hiến. "Nước Mỹ sẽ trở thành một nền cộng hòa chuối nếu mọi người nắm quyền và ngay lập tức truy tố một cách bừa bãi đối thủ của mình", giáo sư về luật hiến pháp Saikrishna Prakash của Đại học Virginia nói.Phần lớn việc lên kế hoạch cho nhiệm kỳ hai của ông Trump được thuê ngoài và giao cho nhiều nhóm nghiên cứu cánh hữu. Với tên gọi "Dự án 2025", các nhóm này đang lên phương án và soạn thảo một loạt sắc lệnh hành pháp, bao gồm cho phép huy động quân đội theo đạo luật chống bạo loạn nhằm trấn áp biểu tình. Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump, Stephen Cheung không trả lời trực tiếp khi được hỏi về các kế hoạch này, nhưng có nói: "Ông Trump tập trung vào đập tan đối thủ trong bầu cử sơ bộ và sẽ đánh bại Joe Biden". Chính ông Trump thường xuyên tuyên bố: "Tôi là chiến binh, là công lý của các bạn", và gọi năm 2024 là "trận chiến cuối cùng". ■ Các tổng thống Mỹ từ thời vụ bê bối Watergate (khi Richard Nixon tìm cách ngăn cản FBI điều tra vụ bê bối nghe lén của ông) đã luôn cố tách chính trị khỏi hoạt động tư pháp. Các tổng thống thường hạn chế tối đa liên hệ giữa Nhà Trắng với các công tố viên. Rod J. Rosenstein, cựu thứ trưởng tư pháp được ông Trump bổ nhiệm và theo dõi vụ điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller liên quan cuộc bầu cử 2016, nói điều tra có động cơ chính trị sẽ vi phạm Tu chính án 14 - vốn đảm bảo quyền bình đẳng trước luật pháp: "Đưa ra quyết định truy tố không trên cơ sở đảng phái là điều cần thiết cho nền dân chủ. Nhà Trắng không nên can dự vào các vụ việc đơn lẻ vì lý do chính trị". Nhưng các đồng minh của ông Trump như Russ Vought, cựu giám đốc ngân sách và đang lãnh đạo Trung tâm Cải cách nước Mỹ, vẫn tích cực thúc đẩy xóa bỏ tính độc lập của Bộ Tư pháp - họ lập luận rằng sự độc lập này không căn cứ trên luật hay hiến pháp. Tags: Bầu cử mỹTranh cử Tổng thốngChính trị MỹDonald TrumpỨng viên tổng thốngPhân tích bầu cử Mỹ 2024
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp lớn, quan trọng tại Mỹ DUY LINH 19/09/2024 Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.
Ba lô mới, vở bút mới và nụ cười của học sinh vùng lũ Trấn Yên VĨNH HÀ 19/09/2024 Những học sinh vùng lũ ở Trấn Yên (Yên Bái) đón nhận niềm vui trẻ thơ, sau nhiều ngày cùng gia đình vượt qua đợt mưa lũ lịch sử.
Xuất hiện vết nứt chạy dọc núi, Quảng Nam khẩn cấp sơ tán dân trong đêm THÁI BÁ DŨNG 19/09/2024 Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
Nga tăng gấp 10 lần sản xuất drone TRẦN PHƯƠNG 19/09/2024 Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tăng số drone sản xuất trong năm 2024 gấp 10 lần con số 140.000 để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine.