TTCT - Nhiều nghiên cứu cho thấy các bioflavonoids có trong chanh, cam, quýt, bưởi... có tác dụng ổn định và củng cố độ bền của thành mạch, cũng như ổn định lưu lượng máu nhờ vào khả năng kháng viêm của những chất dinh dưỡng thực vật này. Nhưng giá trị nằm ở những trái cây, đặc biệt là trái chín trên cây, chứ không phải chế phẩm. Coi chừng “chất bổ sung” lại có hại Hiện trên thị trường có bán rất nhiều chế phẩm gọi là bổ sung vitamin C. Thật ra đây là loại vitamin C tổng hợp (ascorbic acid) và hầu như chẳng có tác dụng gì mấy trên cơ thể. Thiếu các chất flavonoids trong các trái cây citrus (thuộc chi cam như cam, chanh, quýt...) thì ascorbic acid được bổ sung sẽ dễ dàng bị oxy hóa và sinh ra những sản phẩm có thể gây nguy hại cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao ăn thực phẩm trái cây, rau cải sẽ được cung cấp nguồn vitamin tốt hơn là từ các chế phẩm bổ sung vitamin. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khi các hợp chất flavonoids này “sánh đôi” cùng vitamin C thì vitamin C sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời giúp “tăng tuổi thọ” của vitamin C trong cơ thể. Những loại trái cây thuộc chi citrus kể trên là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients) rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu chẳng hạn như vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã khám phá một nhóm hóa chất có hoạt tính sinh học cao là flavonoids. Chính flavonoids sẽ làm thành “cặp bài trùng” với vitamin C và càng làm tăng vai trò của vitamin C trong cơ thể, chống chọi trước cơn bão oxy hóa. Các hợp chất flavonoids này còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều khác là vitamin P, vốn rất dồi dào ở rau cải và trái cây. Những loại vitamin P được tìm thấy nhiều nhất trong các loại trái cây thuộc chi citrus bao gồm hesperidin, quercetin, diosmin, naringin, rutin... Nhiều nghiên cứu cho thấy các bioflavonoids có trong chanh, cam, quýt, bưởi... có tác dụng ổn định và củng cố độ bền của thành mạch, cũng như ổn định lưu lượng máu nhờ khả năng kháng viêm của những chất dinh dưỡng thực vật này. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm cung cấp oxygen cho các mô của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể ổn định huyết áp. Những chất flavonoids trong chi citrus cũng có tác dụng làm giảm sưng đau, giảm phù thủng và có tác dụng hỗ trợ hô hấp khi gặp các vấn đề về phổi... Hesperidin là một loại flavonoids được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi của trái cây thuộc chi citrus. Hesperidin thường được dùng để điều trị các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ... Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hesperidin sẽ làm giảm chức năng của các mao mạch gây ra các chứng đau chân. Rutin và quercetin là hai loại flavonoids có tính kháng oxy hóa mạnh nhất có trong trái cây thuộc chi citrus, nhiều nhất là cam, quýt, chanh, bưởi... Hai chất này có tính kháng viêm mạnh, giúp làm khỏe các mao mạch, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh suy tĩnh mạch. Chín trên cây tốt hơn TS Biskind đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 1995 trên 69 trường hợp nhiễm trùng hệ hô hấp cấp tính được điều trị với các hợp chất flavonoids. Các bệnh về hệ hô hấp bao gồm cảm mạo, cúm, viêm cuống họng... chỉ trong 4-48 giờ đã có 66 trường hợp hồi phục nhanh chóng. Theo TS Biskind, do flavonoids đã hỗ trợ vitamin C trong việc gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng các chất flavonoids trên các lực sĩ, vận động viên đem đến kết quả là những nhóm vận động viên được cung cấp flavonoids có tần suất tổn thương cơ, khớp thấp hơn nhóm vận động viên không được cung cấp flavonoids. Khi có chấn thương xảy ra, nhóm được cung cấp flavonoids cũng nhanh chóng bình phục hơn nhóm không được cung cấp flavonoids. Khi được cung cấp vitamin C và flavonoids thì tác động hồi phục càng gia tăng thêm. Nguồn cung cấp các chất flavonoids kèm với vitamin C nhiều nhất là ở chanh, chanh giấy, bưởi, cam, tắc... và đạt hàm lượng cao nhất khi trái chín trên cây, chứ không phải giú ép hoặc dùng hóa chất thúc cho mau chín. Khi trái đã hái khỏi cây thì càng để lâu hàm lượng flavonoids và vitamin C sẽ bị giảm dần. Khi gọt một quả citrus, nếu ăn không hết trong ngày thì sang ngày hôm sau hàm lượng vitamin C suy giảm đáng kể. Để tận dụng nguồn flavonoids thì đừng... vắt chanh bỏ vỏ. Hãy dùng vỏ này cắt sợi mỏng bỏ vào thức ăn, với điều kiện vỏ phải sạch. Vỏ cam, vỏ quýt, vỏ bưởi... cũng có nhiều flavonoids. Khi ăn cam, quýt chớ nên... phí của trời. Nên ăn luôn những màng trắng bám vào múi. Tags: Lá thư bác sĩChất chuaBioflavonoidsDinh dưỡng thực vật
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Những bí mật bên trong 'sòng bạc' 2.600 tỉ tại King Club THÂN HOÀNG 06/07/2025 Cáo trạng vụ án đường dây đánh bạc 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỉ đồng) vừa được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cho thấy 136 bị can tham gia sát phạt tại "sòng bạc" King Club với đủ nghề nghiệp, địa vị khác nhau.
Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp THÀNH CHUNG 06/07/2025 Theo chỉ thị của Ban Bí thư, số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp gồm cấp Trung ương 400 - 500 người, cấp tỉnh 90 - 120 người, cấp xã 50 - 70 người.
Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ TÚ ANH 06/07/2025 Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.
Bão số 2 mạnh lên cấp 11, giật cấp 13 CHÍ TUỆ 06/07/2025 Sáng 6-7, cường độ bão số 2 (bão Danas) tiếp tục mạnh thêm một cấp lên cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13. Dự báo trong 24 giờ tới, bão hướng về vùng biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).