Đầu mùa giải 2019-2020, ban tổ chức Giải ngoại hạng Anh (Premier League) có một quyết định đi ngược lại xu thế các giải hàng đầu châu Âu: gia tăng khoảng cách tiền thưởng giữa các đội mạnh và yếu. Cuộc đua top 4 căng như dây đàn khiến Premier League mùa này vẫn hấp dẫn đến vòng cuối dù Liverpool sớm vô địch. Ảnh: AFP Điều đáng nói là suốt 10 năm qua, bóng đá Anh luôn đi đầu trong việc rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa các CLB. TỈ lệ vàng của Premier League Điều gì làm nên thương hiệu “hấp dẫn nhất hành tinh” Premier League? Sự cân bằng giữa các CLB là mấu chốt, cụ thể hơn là cân bằng tài chính. Ở xứ sương mù, một đội bóng trung bình, mùa nào cũng phải cật lực chiến đấu trụ hạng như Crystal Palace vẫn có thể vung ra cả trăm triệu euro cho một mùa chuyển nhượng - tương đương ngân sách của những đội bóng lớn ở La Liga, Serie A hay Bundesliga. 10 năm trước, La Liga còn gói gọn trong cuộc đua song mã giữa Barcelona và Real Madrid. Serie A năm nào cũng chịu thế độc tôn một đội bóng (hết Juventus đến Inter, rồi trở lại Juventus). Bundesliga càng không phải nói, luôn chỉ có Bayern Munich “hút máu” tài năng của các CLB khác. Khi đó, Premier League đã rục rịch chuyển từ “big 4” sang “big 5”. Đừng cho rằng họ may mắn nhờ có sự xuất hiện của những ông chủ tỉ phú như Roman Abramovich hay Sheikh Mansour, những người đầu tư vào các CLB trước đó vốn ở tầm trung Chelsea và Manchester City. Thực tế cho thấy Chelsea và Man City, dù túi tiền đầy ắp, vẫn không tài nào “giết” nổi các đội bóng giàu truyền thống như Manchester United hay Liverpool. Sự trỗi dậy của “lữ đoàn đỏ” những năm gần đây là minh chứng. Không có một chủ tịch giàu sụ, Liverpool vẫn đủ ngân sách tạo nên những bản hợp đồng đình đám khi cần, và trả lương đủ để giữ chân các siêu sao. Nếu là ở Serie A hay La Liga, Liverpool có lẽ đã trở thành một Athletic Bilbao (đội bóng nổi tiếng với việc giữ vững truyền thống, chỉ sử dụng những cầu thủ nội địa). Từ mùa 2009-2010, Liverpool chỉ hai lần giành vé dự Champions League trong các mùa tiếp theo. Không được dự Cúp châu Âu có thể dẫn tới những hệ lụy tài chính lớn liên quan đến tiền thưởng, thương mại và bản quyền truyền hình. Nhưng ở Premier League, điều này không ảnh hưởng quá nhiều. Từ lâu, ban tổ chức giải đã thiết lập hệ thống phân chia doanh thu ở mức cân bằng nhất có thể. Lấy ví dụ ở mùa giải năm ngoái (2018-2019), tổng số tiền được chia của đội vô địch Man City là 151 triệu bảng Anh, bao gồm khoản chia đều như nhau cho mỗi đội 34,4 triệu, tiền bản quyền phát sóng nội địa 30,1 triệu, tiền thưởng theo thành tích 38,3 triệu, tiền bản quyền phát sóng quốc tế 43,2 triệu và tiền thương mại 5 triệu. Trong số này, khoản chia đều, bản quyền phát sóng quốc tế và thương mại của các đội là bằng nhau. Chỉ có hai khoản tiền thưởng theo thành tích và bản quyền quốc nội là khác biệt. Đội vô địch hiển nhiên nhận nhiều nhất trong khoản thưởng theo thành tích: Man City nhận 38,3 triệu, trong khi Huddersfield rớt hạng chỉ có 1,9 triệu. Tiền bản quyền nội địa gần tương ứng, dựa trên số lượng trận đấu được phát sóng nội địa của mỗi CLB. Càng nổi tiếng, càng được hâm mộ thì khoản này càng cao, điều này lý giải vì sao Man City vô địch nhưng Liverpool mới là đội nhận nhiều nhất ở khoản này (33,4 triệu bảng). Nhưng dù sao ba khoản thu cố định đã tạo nên “phần cứng” quá ổn cho các đội bóng chiếu dưới ở Premier League - tổng cộng 82,6 triệu bảng. Huddersfield, đội xếp chót về doanh thu mùa đó, cũng nhận được 96,6 triệu bảng. Tỉ lệ tổng thu nhập giữa Man City và Huddersfield từ giải quốc nội, do đó, chỉ là 1,6:1, tức đội giàu và mạnh nhất cũng chỉ thu gấp 1,6 lần đội nghèo và yếu nhất. Cú rẽ bất ngờ Ở La Liga 10 năm trước, Barca và Real được chia khoản tiền bằng tổng tiền cho cả 18 đội còn lại của giải, tức tỉ̉ lệ giữa kẻ nhiều nhất/kẻ ít nhất là 10:1! Sau nhiều cải cách, La Liga đưa con số này xuống mức 3,6:1, lý giải cho tính hấp dẫn tăng dần của La Liga những năm gần đây. Ở Bundesliga là 3,4:1, còn Serie A là 4,5:1. Nhưng khi cả làng bóng đá châu Âu đang có xu hướng giảm dần tỉ lệ này, Premier League đầu mùa giải 2019-2020 đã ra quyết định ngược lại - tăng từ 1,6 lên 1,8. Sự thay đổi đến từ khoản chia bản quyền truyền hình quốc tế, không còn là chia đều nữa, mà sẽ theo thành tích thi đấu trong mùa giải, tương tự tiền thưởng theo thành tích. 1,6 hay 1,8 cũng không quá khác biệt, nhưng rõ ràng nó khiến các đội bóng giờ đây có nhiều động cơ thi đấu hơn. Bởi sự chênh lệch mỗi thứ hạng vào cuối mùa giải sẽ mang đến sự khác biệt tiền thưởng 4-5 triệu bảng. Từ hạng 7 đến 17 (tức những vị trí vô thưởng vô phạt, không giành vé dự cúp châu Âu, cũng không rớt hạng) là gần 50 triệu bảng - tương đương quỹ lương năm của những đội bóng trung bình yếu. Sự bùng phát bất ngờ của đại dịch COVID-19 càng khiến Premier League một lần nữa đi trước thời cuộc. Khi CĐV không thể đến sân, nhiều giải bóng đá bị đình trệ hoặc hủy bỏ, bản quyền truyền hình trở thành khoản thu chính của hầu hết các CLB châu Âu. Các đội phải đá hết mình vì nồi cơm. Thậm chí nếu tình hình dịch bệnh không cải thiện trong những năm tới, bản quyền truyền hình có thể là tất cả. Hấp dẫn đến vòng cuối cùng Hầu như trong mọi thời điểm, Premier League đều có một kịch bản đáng xem. Mùa trước là cuộc đua song mã hấp dẫn nhất lịch sử giữa Liverpool và Man City. Còn mùa giải này có thể chia làm hai nửa, với lằn ranh ba tháng đình chỉ giải đấu vì đại dịch. Nửa đầu là hành trình chinh phục ngôi vương của Liverpool, nửa sau là cuộc đua top 4 nghẹt thở đến tận vòng cuối cùng. Ở vòng 38 diễn ra hôm chủ nhật tuần rồi, người hâm mộ phải bật hai màn hình cùng lúc để xem các trận đấu của Chelsea và Man United, để rồi Man United chỉ vừa kịp cán qua vạch đích top 4 ở trận “chung kết” gặp Leicester vòng cuối cùng. ■ Hai diễn viên chính 3/4 giai đoạn đầu mùa giải, Liverpool là tâm điểm với hành trình thống trị ấn tượng. 1/4 còn lại, sự chú ý của cả giải đấu lại đổ dồn về Man United với màn hồi sinh ấn tượng nhờ bản hợp đồng cực kỳ thành công Bruno Fernandes. Bóng đá Anh thực sự rất biết cách làm hình ảnh. Hầu như trận nào Fernandes cũng là nhân vật chính, từ sút xa, kiến tạo, sút phạt đền cho đến… ăn vạ. Tags: Bóng đáPremier LeagueNgoại hạng Anh
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Giá vé bay Tết cao vẫn khó mua CÔNG TRUNG 18/12/2024 Dù hơn 7 triệu ghế được cung ứng dịp Tết 2025 nhưng tình trạng giá vé cao, khan hiếm khiến nhiều người gặp khó trong việc tìm đường về quê.
Chuyên gia: Vụ ám sát Trung tướng Nga Igor Kirillov có 2 mục đích chính THANH BÌNH 18/12/2024 Ukraine dường như muốn gửi đi 'thông điệp rõ ràng' tới những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Nhìn thành phố từ buồng lái: Cảm nhận đặc biệt của nữ lái tàu metro CHÂU TUẤN 18/12/2024 Chị Phạm Thị Thu Thảo - nữ lái tàu đầu tiên của tàu điện tuyến metro số 1 - đã chia sẻ những cảm nhận của mình.
Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ TƯỜNG VY 18/12/2024 Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.