TTCT - 1. Cách đây ít lâu, một ý kiến trên báo cho rằng buổi chiếu phim đầu tiên ở Việt Nam là sự kiện này: “Ngày 28-4-1899, Gabriel Veyre có buổi chiếu phim miễn phí tại Hà Nội, thu hút nhiều người xem”, và khẳng định: “Điện ảnh du nhập vào Việt Nam năm 1899 với buổi chiếu phim đầu tiên của Gabriel Veyre ngày 28-4”. Phóng to Thế rồi một số người lấy sự kiện này xem là điểm bắt đầu cho nền điện ảnh Việt Nam. Cái khái niệm như thế nào là bắt đầu một nền điện ảnh lâu nay vẫn còn tranh luận trong giới chuyên môn. Nhưng nếu xem xét điện ảnh như một ngành công nghệ nào khác, thì dấu chỉ sự thành hình phải tính tại thời điểm ngành ấy làm ra sản phẩm đầu tiên. (Giọt dầu đầu tiên của ngành khai thác dầu Việt Nam được bảo tàng cũng là vì ý nghĩa này). Với các ngành nghệ thuật, việc đánh dấu sự thành hình còn dài hơn: cho đến lúc sản phẩm được đưa đến với công chúng. Bởi nếu có sản phẩm nghệ thuật mà sản phẩm đó không được công chúng tiếp nhận thì cả quy trình hoạt động nghệ thuật ấy cũng trở thành vô nghĩa. Cũng vì vậy, anh em nhà Lumière hẳn đã mày mò tìm hiểu việc ghi hình làm phim câm, bắt tay vào quay “những thước phim câm đầu tiên ở đâu đó” chán chê cả ra, nhưng cả thế giới chỉ ghi nhận thành tựu của họ vào lúc bộ phim câm đầu tiên ra mắt công chúng tại buổi chiếu đầu tiên ở Paris ngày 28-12-1895. Sự kiện đó được lấy làm điểm “bắt đầu của lịch sử điện ảnh thế giới”. Trở lại cái buổi chiếu phim miễn phí ở Hà Nội vào ngày 28-4-1899 kia, nếu xem đây là buổi chiếu phim đầu tiên trong sự nghiệp của Gabriel Veyre ở Hà Nội thì có thể, chứ nếu bảo đây là buổi chiếu phim đầu tiên ở Việt Nam thì không đúng. Vì theo tài liệu tại thư viện riêng của giáo sư Nguyễn Văn Trung, thì trên tuần báo Nam Kỳ số 50 ra ngày 6-10-1898 đã đăng một mẩu quảng cáo với nội dung: “Hát hình máy, tại Châu thành Chợ Lớn(phía trước nhà quan tổng đốc Chợ Lớn)Tối bữa nay và mỗi tối đúng 9 giờ.Ông D’ Arc có hát hình máy hay quá sứcBọn này là bọn hát hình cá thể và giỏi hơn hếtThảy trên thế gianHát nhiều thứ tuồngNhư những tích kể sau đây:Tuồng những kép hát tài nghề trong tràoNhững thằng hề quá sứcNhững hình múa tay múa chơn hay lắmÔng Barbe bleue (râu xanh)Nhiều lớp tuồng đẹp đẽ, đổi mau, khác xa nhauTuồng một người vượt biển chiêm bao.Đồ chưng tuồng lộng lạc - Bận y phục quý trọng quá chừngGiá tiền đi coiBuồng (4 chỗ ngồi)… 5 đồng 00Ghế bực nhứt… 1 đồng 00Ghế bực nhì… 0 đồng 50Ghế bực ba… 0 đồng 30Lính bộ, lính thủy và con nít chưa tới 12 tuổi đi coi ngồi ghế bực nhứt, bực nhì thì trả nửa tiền mà thôiTám giờ tối mở cửaChín giờ khởi sự hát”. (*) Như vậy, căn cứ vào lời giới thiệu: “Tối nay và mỗi tối”, có thể xem buổi chiếu phim đầu tiên (theo quảng cáo này) là tối 6-10-1898, tức sớm hơn buổi chiếu của Gabriel Veyre ở Hà Nội gần sáu tháng. Và việc tại Chợ Lớn, người dân đã bỏ tiền mua vé đi xem phim theo quảng cáo với các hạng ghế có phân biệt nhất, nhì, ba; trẻ em và lính tráng có ưu đãi… có nhiều ý nghĩa, trong đó khái quát sự hình thành thị trường giải trí rất rõ ràng. Trong khi chưa tìm ra chứng cứ bằng văn bản học về buổi chiếu phim nào diễn ra vào trước thời gian đó, thì cái mốc 6-10-1898 nên được xem là điểm khởi đầu sự hiện diện của điện ảnh tại Việt Nam. 2. Trong quyển sách Nguyễn Văn Vĩnh là ai vừa xuất bản, ở trang 17 có viết Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng Báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ. Thông tin về “sự đầu tiên” này cũng không chính xác. Thật ra cách nói “tờ báo tiếng Việt” cũng chưa rõ ràng: tờ báo có in tiếng Việt [bên cạnh các chữ tiếng khác] hay tờ báo chỉ in tiếng Việt? Đến nay, có thể xác định tờ báo đầu tiên có sử dụng chữ Việt quốc ngữ ở Bắc kỳ là tờ Đại Việt Tân Báo, ra số đầu tiên năm 1905, do Ernest Babut (1878-1962) chủ biên, in hai loại chữ: Hán và quốc ngữ. Tờ này tồn tại đến năm 1908. Còn tờ Đăng Cổ Tùng Báo vốn xuất thân là tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo, ra số đầu tiên từ năm 1891 (Thành Thái năm thứ 3) và chỉ in bằng chữ Hán, đến năm 1907 thì Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút tờ này, đổi tên thành Đăng Cổ Tùng Báo và bắt đầu có in chữ Việt quốc ngữ bên cạnh phần nội dung in chữ Hán như cũ. Thế thì, nội dung chữ Việt quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh cho in trên Đăng Cổ Tùng Báo ra đời sau Đại Việt Tân Báo những hai năm, không thể xem Đăng Cổ Tùng Báo là tờ báo đầu tiên có in chữ Việt được. Cho nên, nói về cái sự đầu tiên thì rất khoan khoái, nhưng cũng nên cẩn trọng mà nghĩ đến cái sự cuối cùng của sự thật là vậy. (*): Sâm Thương - Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ bao giờ? Tags: Phiếm đàmĐiện ảnhLam ĐiềnĐầu tiênGabriel Veyre
Cận cảnh điện Thái Hòa dát 300 lạng vàng sau 3 năm đại trùng tu, mở cửa đón khách NHẬT LINH 23/11/2024 Điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế - đã mở cửa trở lại đón khách sau 3 năm đại trùng tu.
Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C CHÍ TUỆ 23/11/2024 Dự báo từ đêm 26-11, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi rét đậm với nhiệt độ phổ biến 16-18 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.
Cứu 7 người kẹt trong căn nhà bốc cháy, cảnh sát nhường mặt nạ dưỡng khí cho cô gái mang bầu HỒNG QUANG 23/11/2024 Căn nhà bốc cháy trên phố Trúc Bạch (Hà Nội). Cảnh sát đã đưa 7 người mắc kẹt trên tầng cao ra ngoài.