TTCT - Suốt một giờ rưỡi lênh đênh trên sóng biển, cuối cùng nhóm chúng tôi cũng đến được Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Lỉnh kỉnh đồ đạc trên tay, vừa bước chân xuống thuyền chúng tôi đã được một ngư dân miệng nhắc nhở, tay chỉ lên tấm panô to “Quý khách hãy cùng chúng tôi không sử dụng túi nilông để bảo vệ môi trường”. Phóng to Túi giấy tự tạo để gói thực phẩm được tận dụng từ giấy báo thay vì dùng túi nilông - Ảnh: Bình An Tôi sực nhớ ra mình đã đọc ở đâu đó rằng cù lao này đã dùng túi giấy thay vì túi nilông. Ngay lập tức, chúng tôi chuyển đồ đạc của mình sang loại túi sử dụng nhiều lần được bày bán cách đó không xa. Ấn tượng đầu tiên quá đẹp. Đi thăm thú nơi đây tôi còn ngạc nhiên hơn nếu không nói là khâm phục bởi không ai nhắc ai, mọi người dân đều tự giác tuân thủ quy định không dùng túi nilông trên đảo. Nếu ở những khu chợ trong thành phố chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các bà, các chị lỉnh kỉnh trên tay túi này túi nọ thì ở chợ trên cù lao hoàn toàn khác. Khi đi chợ, người dân thường xách theo một giỏ nhựa, bên trong thịt, cá được đựng trong những tấm lá chuối xanh nõn rất gần gũi với thiên nhiên. Bánh trái đã có những chiếc túi làm từ giấy báo tự chế của người bán. Khi thấy chúng tôi săm soi chiếc túi giấy nho nhỏ đựng chục bánh ít lá gai vừa mua, chị bán hàng liền giải thích: “Túi này tụi tui tự làm đó, so với túi nilông thì vừa tiết kiệm vừa giữ sạch môi trường. Mà làm khỏe lắm, gấp giấy lại rồi bấm mấy cái là xong”. Người dân quê chân chất trong từng câu nói và cũng rất giản đơn trong hành động bảo vệ môi trường. Xét về sự tiện lợi, phải nói bao nilông hơn hẳn trong vai trò đựng, chứa mọi thứ. Nhưng dường như ý thức về bảo vệ môi trường của người dân quá tốt đã khiến họ thay đổi hành vi sử dụng một cách nhẹ nhàng và rất tự nhiên. Rác thải đang trở thành vấn nạn của mọi quốc gia trên thế giới, nhất là với những loại rác có chứa chất nilông thì thời gian phân hủy hàng trăm năm. Cách làm của người dân trên Cù Lao Chàm khiến những thanh niên thành thị chúng tôi phải suy nghĩ về việc góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình. Những chiếc túi giấy vừa gọn nhẹ vừa tiết kiệm mà thời gian phân hủy lại ngắn hơn gấp nhiều lần so với túi nilông thông thường. Thông tin về sự tác hại của túi nilông cần được truyền thông nhiều hơn, cũng như những mô hình sử dụng túi giấy thay thế cần được nhân rộng. Biết là nói thì dễ, làm mới khó nhưng nếu thật sự quyết tâm, nhất là biến thành hành động cụ thể, tỉ như xây dựng một phong trào thay thế túi nilông bằng các loại túi khác ngay trong giới trẻ thì hay biết bao. Cảm ơn Cù Lao Chàm về một bài học hay. Tags: Ngư dânMôi trườngCù Lao Chàm
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Sáng sớm, TP.HCM đã mưa dông khắp nơi LÊ PHAN 15/09/2024 Sáng nay 15-9, nhiều nơi ở TP.HCM có mưa dông, dự báo những ngày tới mưa sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Cận cảnh nhiều cầu 'cao tuổi' ở TP.HCM đang chờ kiểm tra... 'sức khỏe' PHƯƠNG NHI 15/09/2024 Cầu Tân Thuận 1, Sài Gòn, Bình Triệu 1... có tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm sắp được kiểm tra để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Lũ quét Làng Nủ: Bước chân vô vọng cha đi tìm con NGUYỄN KHÁNH 15/09/2024 Sau trận lũ quét kinh hoàng tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào sáng 10-9, Hoàng Văn Thới (33 tuổi) mất đi mẹ, vợ và ba người con.
Ka Thẩm chiến thắng đau đớn để trở lại giảng đường MAI VINH 15/09/2024 Đang học năm nhất Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, Ka Thẩm được chẩn đoán ung thư giai đoạn ba. Dù cô cố 'quên', u hạch vẫn nổi khắp người.