TTCT - Cái chết nghiệt ngã của Wei Zexi - sinh viên mới 21 tuổi ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc - vì tìm thông tin y tế trên Internet cho một chứng ung thư hiếm gặp của cậu đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về những “bài tư vấn sức khỏe” trên mạng. "Anh không thể đưa Iphone vào danh sách bác sĩ ưu tiên khám chữa bệnh cho mình!"Khi người ta không còn quyền lựa chọnBaidu, một trong những công ty công nghệ thành công nhất Trung Quốc, đã gặp tai họa lớn vì vụ này. Cổ phần của công ty niêm yết tại Nasdaq rớt giá liên tục trong những ngày qua sau khi nhà chức trách mở cuộc điều tra với hãng chuyên về tìm kiếm trên mạng lớn nhất Trung Quốc này, do vai trò của họ trong cái chết của Wei.Wei mắc chứng synovial sarcoma, một dạng u ác tính của mô xung quanh các khớp xương, đã qua đời vào giữa tháng 4 sau khi sử dụng một liệu pháp kỳ lạ, chưa được thử nghiệm tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, xuất hiện đầu tiên trong các kết quả tìm kiếm của Baidu.Vào lúc Wei tìm được các biện pháp trị liệu khác đáng tin cậy hơn (với sự hỗ trợ của một người bạn ở nước ngoài và Google), gia đình cậu đã hết tiền, còn cậu không còn thời gian trong cuộc đua với tử thần.Baidu, trang tìm kiếm trên mạng lớn nhất và gần như duy nhất ở Trung Quốc, giờ đang đứng trước những chỉ trích dữ dội. Trang này, với việc chính quyền Trung Quốc cấm cửa Google, đã tăng trưởng rất mạnh thời gian qua với doanh thu tăng 24% trong quý 1-2016, theo Đài truyền hình CNBC. Nguồn thu của họ chủ yếu từ quảng cáo, trong đó quảng cáo liên quan tới y tế được ước tính chiếm 30%.Tuy nhiên, trong khi các công ty Internet của Trung Quốc phát triển bùng nổ, “trách nhiệm xã hội và các giá trị kinh doanh đi kèm chưa phát triển tương xứng” - báo Trung Quốc Global Times viết ngày 5-5 trong một bài xã luận gay gắt.Trong khi người dùng đều hiểu Baidu có bán quảng cáo trong kết quả tìm kiếm, họ cũng tin rằng hãng này thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ nội dung trước khi nhận quảng cáo. Nhưng cái chết của Wei cho thấy hãng có thể đã phản bội lòng tin đó.Tuy nhiên, Baidu không phải là nơi chịu trách nhiệm duy nhất cho cái chết của Wei. Vị bác sĩ điều trị cho Wei từng lên Đài truyền hình quốc gia CCTV tư vấn, một dấu hiệu đảm bảo uy tín. Bệnh viện mà cậu điều trị cũng thuộc sở hữu quân đội (dù khoa ung thư có hợp tác với các tổ chức y tế công), theo truyền thông Trung Quốc.Nhưng hiện giờ mọi mũi dùi đều chĩa vào Baidu. Để hiểu được sự giận dữ của dư luận, cần hiểu rằng Baidu với Trung Quốc còn quan trọng hơn Google so với phần còn lại của thế giới do chính sách kiểm duyệt của chính phủ nước này.Ngay cả trước khi Google bị buộc rời thị trường Trung Quốc năm 2010, Baidu đã thống trị ở đó và giờ nắm giữ 80% thị phần tìm kiếm trên mạng ở quốc gia đông dân nhất hành tinh, theo Công ty tư vấn Analysys.Baidu kiểm soát lượng thông tin với khoảng 700 triệu người dùng Internet ở Trung Quốc, vốn không còn nhiều lựa chọn (Bing của Microsoft và các hãng địa phương Sogou và Qihoo 360 chia nhau phần ít ỏi còn lại). Những kết quả tìm kiếm trên Google cũng có thể đưa ra các thông tin y tế sai lạc, nhưng người dùng Internet ở Trung Quốc không còn nguồn đối chiếu nào khác ngoài Baidu.Một tìm kiếm với cụm từ “synovial sarcoma” trên trang Google tiếng Anh đầu tiên dẫn tới một trang Wikipedia, rồi sau đó là trang chủ của sáng kiến toàn cầu sarcomahelp.org, di sản của một nhà khoa học tại New York chết vì căn bệnh này, trong đó đề cập tới những tiến bộ mới nhất cũng như kết quả điều trị bệnh trên toàn thế giới.Còn tìm kiếm cụm từ “DC-CIK immune treatment” (tên tiếng Anh của phương pháp trị liệu mà Wei đã sử dụng) dẫn tới vài tài liệu học thuật nói phương pháp này chưa sẵn sàng đưa vào ứng dụng.Tìm kiếm bằng những từ khóa kiểu khác cũng dẫn tới các nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Anh và các trung tâm y khoa uy tín. Quả là cũng có một số quảng cáo, nhưng chúng nằm ở cuối trang và khoảng cách mong manh của một trang Internet đó cũng là khoảng cách giữa sự sống và cái chết với Wei.Kết quả tìm kiếm đầu tiên của cậu ở Baidu là một quảng cáo được trả tiền của một bệnh viện tại Bắc Kinh đã không thể cứu được cậu. Bác sĩ mà cậu gặp nói việc điều trị hiệu quả 80-90% và cậu được “bảo đảm” sẽ sống thêm 20 năm sau điều trị (Baidu tất nhiên hiện giờ đã gỡ bỏ những quảng cáo như thế).Chỉ sau khi một sinh viên Trung Quốc đang học ở Mỹ giúp cậu tìm kiếm về căn bệnh của mình trên Google và liên lạc với các bệnh viện ở Mỹ, Wei mới biết rằng phương pháp điều trị cậu đang sử dụng chỉ mới được thử nghiệm tại Mỹ và có hiệu quả thấp. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn. “Tôi lại nhập viện và tìm thấy cách điều trị thật sự đáng tin, nhưng nhà tôi đã hết tiền” - cậu viết hôm 26-2.Google cũng không phải hay ho gì, họ từng trả giá đắt rồi mới xây dựng được chính sách quảng cáo ngặt nghèo với các kết quả tìm kiếm trong lĩnh vực y khoa như hiện giờ. Hãng hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn quảng cáo về trị bệnh, thuốc kê toa và các thủ tục y tế, tùy theo nước.Năm 2011, Google từng phải trả nửa tỉ USD tiền phạt trong một vụ dàn xếp để không bị truy tố ở Mỹ vì chạy các quảng cáo thuốc trái phép. Với Baidu, rất nhiều quảng cáo y tế vẫn còn nguyên sau vụ bê bối. Một trong những khách hàng lớn nhất của họ là một chuỗi bệnh viện tư Putian thuộc sở hữu các doanh nhân ở tỉnh Phúc Kiến.Bệnh viện tư thuộc chuỗi Putian hợp tác với bệnh viện quân đội trị bệnh cho Wei hiện đang bị điều tra và đã ngừng nhận bệnh nhân.Baidu tất nhiên đã lên tiếng bày tỏ sự hối tiếc, chia buồn với gia đình Wei và ra tuyên bố nói hãng “không để cho những thông tin trực tuyến giả mạo và các hoạt động bất hợp pháp có cơ hội xuất hiện”.Tuy nhiên, trong nội bộ Baidu có vẻ cho rằng sự chỉ trích nhắm vào họ là bất công. “Một máy tìm kiếm chỉ là một tấm gương phản ánh thế giới thực”, một bài báo đăng trên trang nội bộ của Baidu ngày 3-5 viết, theo báo Beijing News. Baidu nói họ cũng đã từ chối 30 triệu quảng cáo thuốc đáng ngờ vào năm 2015.Đừng tin tất cả những gì Google nóiMột lần nữa, điều quan trọng là các từ khóa. Chẳng hạn gõ “trẻ nhỏ hút thuốc” cho ra các kết quả với tỉ lệ chính xác 82%, trong khi “theo dõi trẻ ở nhà” chỉ có tỉ lệ chính xác 18%.“Hỏi Google là biết hết” trở thành câu cửa miệng của mọi người trong thời đại này. Dù chúng ta tìm kiếm một bài hát hồi những năm 1980, một nhà hàng đặc sản hay tên đường, Internet thường là nơi cung cấp câu trả lời nhanh nhất, nhiều nhất và giản tiện nhất. Nhưng đồng thời với hàng triệu kết quả tìm kiếm trên Google, chúng ta cũng đối mặt với việc tiếp xúc các thông tin không liên quan gì tới thứ chúng ta định tìm hoặc không hề chính xác.Xác định các trang web nào là khả tín với dữ liệu chắc chắn đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với các tìm kiếm liên quan tới sức khỏe và y tế, nhưng không phải ai cũng sở hữu kỹ năng tối quan trọng đó. Các bệnh nhân và thành viên gia đình họ đang sử dụng Internet ngày càng nhiều như một nguồn chính cung cấp thông tin về tình trạng bệnh tật và những lời khuyên y tế.Tuy nhiên, sự chính xác của dữ liệu trên mạng vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi và chưa được nghiên cứu đầy đủ.Nghiên cứu với tựa đề “Những lời khuyên về giấc ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh trên Internet: Google nào?” của tiến sĩ, bác sĩ Rachel Moon và các đồng nghiệp đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Journal of Pediatrics tháng 8-2012 đã tìm hiểu câu hỏi này bằng cách chỉ tập trung vào câu hỏi an toàn trong giấc ngủ trẻ nhỏ.Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đăng tải các chỉ dẫn về việc giảm rủi ro sự cố có thể dẫn tới tử vong cho trẻ sơ sinh khi ngủ. Tuy nhiên do các hướng dẫn được viết cho người trong nghề, chúng thường có các thuật ngữ y khoa khó hiểu với những bậc cha mẹ liên quan cần các lời khuyên mang tính thực tế.Vì thế thay vì đọc chỉ dẫn của AAP, các bậc cha mẹ đơn giản gõ vào những từ khóa họ muốn và làm theo các lời khuyên đọc được trên mạng. Tiến sĩ Moon đã thử nghiệm độ chính xác của những trang web đó bằng cách gõ vào 13 từ khóa tìm kiếm khác nhau như “vị trí ngủ cho trẻ sơ sinh”, “ngủ chung với trẻ sơ sinh” hay “làm dịu giấc ngủ” trên Google và kiểm tra chéo với các dữ liệu y tế của AAP.Do hầu hết bậc cha mẹ sẽ đọc những kết quả đầu tiên trong việc tìm kiếm, các nhà phân tích chỉ phân tích 100 trang đầu tiên được xác định bởi mỗi một trong 13 lần tìm kiếm (tức tất cả 1.300 trang).Chỉ 43,5% trong số đó đưa ra các đề nghị tương ứng với những lời khuyên của AAP, 28,4% là các thông tin y tế không liên quan. Các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại kết quả bằng cách nhóm chúng theo các trang web. Trong 1.300 trang được tìm hiểu, 246 trang (19%) đánh giá các sản phẩm bán lẻ và 250 trang (19%) gắn với các công ty hay nhóm lợi ích tư nhân cụ thể. Các trang đánh giá sản phẩm cũng là các trang với tỉ lệ thông tin y khoa chính xác thấp nhất (8,5%).Trong khi đó, các trang của chính phủ và tổ chức có tính cách toàn quốc (với đuôi.org) có tỉ lệ chính xác cao nhất (lần lượt là 80,9% và 72,5%).Điều đáng ngạc nhiên là các trang web có tính chất giáo dục (trường đại học hay các trang có đuôi.edu, các trang sách trên mạng và bài báo) chỉ có tỉ lệ chính xác 50,2%, có thể do một số dữ liệu của họ không được cập nhật hay một số cần đăng ký mới xem được.Phần lớn sách do Internet liệt kê về y khoa hoặc thông tin đã cũ, hay không tương ứng. Các blog và trang web của cá nhân cũng có tỉ lệ chính xác thấp (25,7% và 30,3%).Khuynh hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin y tế có vẻ là không thể đảo ngược. Sáu năm trước, khoảng 51% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Internet để tra cứu thông tin sức khỏe, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ.Còn năm 2015, một trắc nghiệm khác của Đại học Northwestern với thanh thiếu niên cho thấy cứ năm người thì bốn tìm kiếm lời khuyên y tế trên mạng. Những tỉ lệ đó có lẽ sẽ chỉ càng tăng lên trong tương lai, khiến việc tìm hiểu và xác định được chính xác thông tin nào hữu ích và xác thực trong hàng triệu lời khuyên về sức khỏe trên mạng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.■ Tags: Bác sĩ GoogleBác sĩ onlineBaiduY khoa online
Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô, hàng cứu trợ đã đến Hà Nội DUY LINH 11/09/2024 Tối 11-9, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam thông báo nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD (đô la Úc). Một lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên cũng được chuyển đến trong ngày 11-9.
1 tỉ đồng của giáo sư Lê Ngọc Thạch đã được tất toán sớm để ủng hộ miền Bắc AN VI 11/09/2024 GS.TS Lê Ngọc Thạch đã được Ngân hàng Sacombank hỗ trợ rút tiền tiết kiệm trước thời hạn nhưng vẫn giữ nguyên tiền lãi để gửi đến đồng bào miền Bắc.
Kẹt xe trên hai cây cầu lớn Vĩnh Tuy, Nhật Tân ở Hà Nội PHẠM TUẤN 11/09/2024 Chiều 11-9, lượng xe đổ về cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy (Hà Nội) hướng ra ngoại thành rất lớn do một số cầu khác bị cấm, hạn chế xe do mưa lũ.
Trung Quốc chủ động thông báo xả lũ thủy điện thượng nguồn cho Việt Nam DUY LINH 11/09/2024 Nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương làm việc. Phía Trung Quốc sau đó cho biết vẫn xả lũ ở thượng nguồn sông Lô để không vỡ đập, song sẽ lùi thời gian và giảm khối lượng xả.