TTCT - ...Hỗn loạn nằm ở sự bất bình trong lòng nước Anh hiện đại. Bắt đầu bởi cái gọi là hệ số Gini - con số do các nhà kinh tế đưa ra để tìm hiểu công bằng trong phân phối thu nhập trong một nước (hệ số càng lớn thì phân phối càng không công bằng, xem bảng). Theo thước đo truyền thống này, Anh hầu như đứng sau các nước phát triển khác trên thế giới. Còn theo các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế là Michael Kumhof và Romain Rancière, gần 30% thu nhập trong năm 2005 ở Anh đổ về nhóm 5% người kiếm được, điều mà theo họ, không có nước nào ở châu Âu lại tập trung nhiều tiền của vào tay ít người như thế. Còn Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nói Anh có tính cơ động xã hội kém nhất trong các nước phát triển: những ai sinh ra thuộc tầng lớp nào chắc chắn sẽ ở lại trong tầng lớp đó. So với Mỹ, mặc dù 33% thu nhập Mỹ cũng chảy vào tốp 5% người kiếm được, nhưng người Anh bi quan hơn. Một nghiên cứu của Sutton Trust công bố năm 2009 nói chưa tới 40% dân Anh tin rằng các cơ hội là đồng đều ở đất nước họ, so với cuộc thăm dò do Pew tiến hành năm 2011 ở Mỹ nói 68% dân Mỹ tin họ có thể hay sẽ đạt được “giấc mơ Mỹ”. Cũng không thể kết luận những gì ở London vừa qua là cuộc nổi loạn sắc tộc. Nhà văn Anh gốc Phi Caryl Phillips nói: “Có gì đó rộng lớn hơn sắc tộc. Đó là nguyên một nhóm - đen, trắng và nâu - những ai sống ngoài pháp luật”. Những năm gần đây, người ta ít làm gì để đưa nhóm này hòa nhập cộng đồng. Mức thất nghiệp của những người tuổi 16-24 tăng 14%-20% trong hơn ba năm qua, là mức thất nghiệp tương đương các nước Ả Rập khi người ta chứng kiến giới trẻ ở đây đổ ra đường phố làm nên cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập”. Đương nhiên Thủ tướng Anh David Cameron mới lên nắm quyền hơn một năm, và chương trình cắt giảm của ông vẫn chưa tiến hành hoàn chỉnh. Nhưng nhiều người thất vọng với việc ông Cameron và chính phủ của ông là ai hơn là họ đã làm gì. Thủ tướng Anh học ở Eton và Oxford, người phó của ông là Nick Clegg học ở Westminter và Cambridge. Bộ máy chính phủ hiện nay đại diện cho những quan điểm già cỗi nhất của tầng lớp thượng lưu Anh khi nước Anh hiện đại đa dạng hơn bao giờ và nợ nhiều hơn những năm trước. “Tôi sẽ định nghĩa (những cuộc nổi loạn) trong những từ đơn giản nhất: một cuộc chiến tranh giai cấp - Clifford Stott, nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Liverpool, nói - Đó là cuộc chiến giai cấp trên đường phố Anh”. Giải cứu châu Âu Làm cách nào giải cứu châu Âu khỏi cuộc khủng hoảng nợ công? Có một cách: Nước Đức, nền kinh tế mạnh mẽ và có khả năng thanh toán nhất không chỉ ở châu Âu mà trên thế giới, sẽ giải cứu bằng cách đứng ra bảo đảm cho nợ của Tây Ban Nha và Ý cũng như của các ngân hàng châu Âu. Bước đi này có thể làm dịu lại các thị trường nhưng vô cùng đắt đỏ, chưa nói tới bất đồng chính trị. Tại sao người Đức khôn ngoan - với nền kinh tế yên ổn ở nhà mình - phải giải cứu một nhóm những kẻ tiêu tiền như rác, không minh bạch như Ý và Hi Lạp? Thực tế người Đức phải chịu đựng thôi. Bởi nếu đồng euro mất giá sẽ xảy ra điều như giám đốc kinh tế của HSBC Stephen King từng nói: “Một cuộc hỗn loạn tài chính rành rành”. Người Đức sẽ không được yên bởi 40% xuất khẩu của Đức là sang châu Âu. Trong khi đó, những kẻ cạnh tranh như Ý (có khu vực sản xuất mạnh) sẽ ”nhấm nháp” dần sức mạnh kinh tế Đức bằng cách đề nghị giá thành (sản xuất) thấp hơn do đồng tiền mất giá của họ. Giải cứu châu Âu sẽ mang tới phí tổn kinh tế và chính trị khổng lồ. Cứ cho là việc giải cứu được người Đức chấp nhận về mặt chính trị, Đức cũng cần bảo đảm Bồ Đào Nha, Ý, Hi Lạp và Tây Ban Nha cùng những nước châu Âu khác phải dọn dẹp hậu quả của mình. Điều đó, đến lượt nó, cần một liên minh chính trị thật sự của châu Âu mà trong đó Brussels, thủ phủ đồng euro, và có thể kéo dài tới Berlin, sẽ kiểm soát độ căng của các ví tiền cũng như các chính sách tài khóa của khu vực euro. Theo các chuyên gia, dù khó khăn cách mấy thì điều này sẽ sớm xảy ra, nhưng phải bắt đầu bằng một công việc khó khăn: giải quyết cuộc khủng hoảng của trật tự cũ đòi hỏi cải cách nghiêm túc mọi thứ: từ các thị trường lao động đến khu vực tài chính yếu ớt. Quan trọng hơn, nó đòi hỏi những biện pháp khắc khổ có thể dẫn tới nhiều bạo lực hơn. Các cuộc bạo loạn người ta từng thấy ở Athens và London chỉ là hiệu ứng phụ của kỷ nguyên khắc khổ mới. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang tiếp tế cho việc trỗi dậy sự phân cực, cho các chính khách cánh hữu kiểu như Le Pen ở Pháp. Chủ nghĩa bài ngoại, tâm trạng chống người nhập cư sẽ lan tràn, sự kiện được minh họa bởi vụ xả súng kinh hoàng ở Na Uy hồi tháng 7. Trong vòng vài tháng qua, Sarkozy, Merkel và Cameron đã luôn nói về sự chấm dứt giấc mơ đa văn hóa của châu Âu. Tags: AnhQuỹ Tiền tệ Quốc tếChiến tranh giai cấpHệ số Gini
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.