TTCT - Cuối tuần đến nhà chị bạn, nghe chị than phiền con bị viêm họng điều trị hơn ba tháng vẫn chưa khỏi. Cứ ba ngày tái khám bác sĩ một lần. Một núi tiền đã ra đi nhưng vẫn chưa biết khi nào mới khỏi. Đây cũng không phải vị bác sĩ đầu tiên chữa cho bé. Ba tháng trước, chị đã đem bé đến chữa bệnh tại phòng khám một bác sĩ khác sau thời gian chạy ra chạy vào Bệnh viện Nhi Đồng I. Phóng to Tìm đến bác sĩ, dù ở bệnh viện công hay phòng khám tư, người bệnh luôn cần sự chăm sóc và tư vấn rõ ràng (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: T.T.D. Nghe câu chuyện của chị, tôi giật mình vì những câu chuyện tương tự có thể xảy ra với bất cứ ai. Đến khám và chữa bệnh tại các phòng mạch tư của bác sĩ, người ta thường trông chờ vào sự tận tâm, nhiệt tình, sự nổi tiếng của bác sĩ và không mất nhiều thời gian, mấy ai nghĩ đến trách nhiệm của bác sĩ nơi đây nếu không điều trị khỏi bệnh. Trừ những trường hợp làm chết người hoặc gây ra những sự cố nghiêm trọng, gần như chưa thấy ai khiếu nại vì bác sĩ điều trị không khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh. Tất cả đều tin tưởng và trông chờ vào y đức của thầy thuốc chữa bệnh cho mình. Nếu như chúng ta đến bệnh viện (công hoặc tư) để khám và chữa bệnh thì mọi chuyện về quyền và nghĩa vụ là khá rõ ràng. Còn ở phòng khám tư nhân, dù người bệnh trả tiền mua dịch vụ nhưng luôn ở thế yếu, bởi trong “hợp đồng thỏa thuận dịch vụ miệng” này không có những điều khoản rõ ràng về phần trách nhiệm của bác sĩ. Bác sĩ thông thường không cam kết điều trị trong bao lâu thì hết bệnh, nhưng ít nhất đối với những bệnh thông thường, bệnh nhân cần biết những điều căn bản nhất. Nhìn ở góc độ thương mại, có thể xem việc khám và chữa bệnh ở một phòng khám tư nhân là một giao dịch phát sinh hợp đồng nên cần có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm các bên để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tất nhiên không thể lập ra một hợp đồng dài ngoằng như lĩnh vực khác nhưng cần phải có những quy định mang tính ràng buộc trách nhiệm đối với các bác sĩ ở phòng khám tư nhân. Nếu quy định pháp lý chưa thể có thì vai trò hiệp hội ngành nghề trong trường hợp này thế nào? Như câu chuyện đề cập ở đầu bài, một căn bệnh thông thường nhưng bác sĩ điều trị dài ngày như vậy có là bất thường, trách nhiệm của bác sĩ điều trị ở đây được giải thích thế nào về mặt nghề nghiệp và pháp lý? Đối với những trường hợp bệnh phức tạp hơn, bác sĩ không chắc nhưng vẫn điều trị theo kiểu “thử sai” thì trách nhiệm đến đâu? Bệnh nhân ứng xử thế nào? Ít ra phải có cửa để người đi chữa bệnh gõ. Phải chăng ở đây đang có một lỗ hổng lớn về mặt pháp lý? Tags: Trách nhiệmPhòng mạch tưKhám chữa bệnhKhông hết bệnh
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần THÀNH CHUNG 21/05/2025 Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần hồi 22h51 ngày 20-5 tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào? THẢO LÊ 21/05/2025 TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.
Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập THÀNH CHUNG 21/05/2025 Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.
Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang THU HIẾN 21/05/2025 Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.