TTCT - Bất kể là ai, dường như bây giờ muốn sinh sống trong môi trường xã hội là phải làm quen và sử dụng ứng dụng số, không có lựa chọn nào khác. Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đang là cái đích của mọi vận động của toàn xã hội. Nhưng tiện nghi số hóa đi vào cuộc sống chưa? Ảnh minh họaCó thể khẳng định rằng người dân đang thấy các ứng dụng và tiện nghi số hóa ở khắp nơi, từ dùng app để đi lại, mua thức ăn, tra cứu tình trạng hồ sơ hành chính đã nộp, giao dịch ngân hàng, theo dõi tình hình sử dụng điện, đến việc quét mã QR khắp nơi hay nhìn thấy camera ở các đường phố lớn nhỏ. Rồi các app mới trong đại dịch như Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử, PC COVID. Giãn cách xã hội khiến các dịch vụ học tập, hội họp, hỗ trợ y tế trực tuyến lập tức trở thành lựa chọn hàng đầu.Tại Diễn đàn quốc gia doanh nghiệp công nghệ số ngày 11-12, các diễn giả đến từ khối cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ doanh nghiệp công nghệ đều phải thừa nhận rằng thành quả của chuyển đổi số còn rất hạn chế, nếu không nói là yếu kém. Đơn cử: đóng góp của công nghệ vào quản lý, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 là rất nhỏ và chậm chạp, thậm chí có lúc còn gián tiếp gây bức xúc trong cộng đồng xã hội.Các ứng dụng đều hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả quản lý và đem đến sự thuận tiện cho người dân, nhưng mục tiêu đó đã bị phá vỡ vì chúng được thiết kế, phát triển và vận hành như các ốc đảo mà không có liên kết dữ liệu đủ tốt. Người dân vẫn phải khai báo thông tin tiêm chủng ở TP.HCM nhưng một ứng dụng nào đó vẫn không biết như vậy đã đủ điều kiện để cho phép họ đi lại hay chưa. Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ bị mất đi, thậm chí còn gây thêm phiền toái.Để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đúng đắn hơn, cần xác định ít nhất ba nhóm yếu tố đầu vào sau đây: (1) Đối tượng quản lý của ứng dụng là người dân: bất cứ một người nào đó, cho dù đến từ đâu thì hệ thống ứng dụng cũng chỉ thấy họ là một thực thể duy nhất với tất cả các thông tin sẵn có; (2) Người sử dụng ứng dụng là người dân và các cơ quan công quyền, hay các đơn vị cung cấp dịch vụ, có liên quan; và (3) Người sử dụng ứng dụng sẽ dùng nó trong những tình huống nào, theo kịch bản nào: người dân chỉ cần thao tác nhanh gọn, đơn giản; nhân viên công quyền cần xác thực đúng thông tin và ra quyết định phù hợp.Kết quả lý tưởng là tất cả mọi người dân đều có trên tay mình một ứng dụng như nhau, họ có thể đi đến bất cứ đâu mà họ được phép với ứng dụng đó trên tay. Khi cần biết tình trạng hồ sơ dịch tễ của bản thân, kiểm tra các di chuyển được phép, hay gửi một yêu cầu cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phòng dịch thì người dân chỉ việc mở ứng dụng lên. Xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị…, tất cả đều thông qua một ứng dụng duy nhất.Nếu nỗ lực của toàn xã hội trong những năm trước đây đã giúp cho phần lớn thông tin đã có thể được truy cập dưới dạng số hóa, sau đó là các quy trình dịch vụ mà người dân và doanh nghiệp cần đã từng bước được thực hiện bằng các công cụ số, thì giờ đây cần phải đặt ra một tầm nhìn mới: Tất cả những gì người dân cần đều phải được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, thông minh và với chi phí hợp lý nhất, nhờ năng lực của công nghệ và quy trình vận hành dịch vụ phù hợp với ứng dụng công nghệ.Đối tượng phục vụ của chuyển đổi số là doanh nghiệp và người dân, là hai nhóm thực thể của nền kinh tế và là các đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước. Chính quyền số đem lại niềm tin cho người dân, kinh tế số đem lại sự thịnh vượng chung và xã hội số khiến cho cuộc sống trở nên an toàn và hạnh phúc. Xác định và xác định lại đối tượng phục vụ cùng với mục tiêu của việc làm chính là cách để tìm lại hiệu lực và hiệu quả cho công cuộc chuyển đổi số của quốc gia.Với cách đặt lại vấn đề như vậy, sẽ không sợ thừa khi nhắc lại rằng các đối tượng phục vụ của chuyển đổi số cần được nhìn nhận và phân tích để xác định chính xác các nhu cầu trong suốt vòng đời bằng một cái nhìn tổng thể và xuyên suốt các lĩnh vực, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngay từ trước khi sinh ra cho đến khi mất đi hay giải thể.Đấy không phải là một yêu cầu xa lạ, bởi nhu cầu của con người trong xã hội không nằm ngoài các lĩnh vực quen thuộc như y tế, giáo dục, giao tiếp, an toàn... nhưng một cái nhìn như vậy là bắt buộc phải có thì mới có thể hoạch định đúng, từ đó ứng dụng được năng lực của công nghệ vào tiến trình kết nối và phân bổ nguồn lực xã hội phục vụ người dân một cách công bằng và minh bạch, không kể nguồn lực ấy đến từ khối công hay khối tư. Đó cũng chính là ý nghĩa rốt ráo của chuyển đổi số. Tags: Công nghệChống dịchChuyển đổi sốBluezonePc-covid
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.