TTCT - * Tôi yêu một phụ nữ và muốn tiến tới hôn nhân với người đó, nhưng người yêu của tôi nhiễm HIV. Liệu chúng tôi có thể chung sống với nhau mà không nguy hiểm cho tôi và con tôi? H.H.V. (Biên Hòa, Đồng Nai) - BS Nguyễn Thành Tâm: Trái tim thường có những lý lẽ mà lý trí không thể nào hiểu được. Vì thế sẽ chẳng có gì lạ nếu ai đó đem lòng yêu một người nhiễm HIV và thậm chí còn muốn tiến tới lập gia đình. Với thành tựu y khoa ngày nay, một đôi uyên ương như thế có thể được bảo vệ sức khỏe tốt và đạt được hạnh phúc về sau. Tất nhiên, đôi bạn phải tuân thủ nghiêm túc một số nguyên tắc cơ bản để dấn thân vào một cuộc chinh phục tương lai không dễ dàng và cũng rất “định mệnh” này. Tránh các loại dịch Trước hết, phải biết chắc chắn có nhiễm HIV hay không bằng cách hai người cùng đi xét nghiệm. Sự chân thật tuy có thể khó thực hiện lúc khởi đầu nhưng rất quan trọng để làm mốc cho những kế hoạch về sau. Chú ý rằng xét nghiệm có thể âm tính trong vòng ba tháng sau khi mới nhiễm bệnh. Luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Khi được sử dụng mỗi lần quan hệ tình dục và dùng đúng cách, bao cao su rất hiệu quả trong phòng ngừa lây bệnh. Trong hoạt động hằng ngày, tránh tiếp xúc với các loại dịch cơ thể như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ và bất kỳ loại dịch nào của cơ thể mà có dính máu của người bệnh. Các loại dịch này chứa siêu vi và có thể gây nhiễm bệnh. Người nữ nhiễm HIV không nên cho con bú. Khi hôn cũng phải có “nghệ thuật”, hôn khi miệng đóng thì không sao, nhưng hôn sâu (miệng mở, môi lưỡi chạm nhau, thường được gọi là French kiss) thì có thể có nguy cơ nhiễm bệnh nếu người bệnh đang có nhiễm trùng nướu răng hay chảy máu trong miệng. Những tiếp xúc hằng ngày như ôm nhau, nắm tay, đụng da, dùng chung toilet đều không gây lây nhiễm. Chọn những phương thức quan hệ tình dục ít nguy cơ, trong đó quan hệ bằng đường miệng ít nguy cơ hơn đường âm đạo và hậu môn. Quan hệ đường hậu môn mang nguy cơ lây HIV cao nhất, tuy nhiên nếu “phải thực hiện” thì sẽ ít nguy cơ hơn nếu người nhiễm bệnh ở vị trí “đón nhận”, còn người không nhiễm bệnh đóng vai trò “đưa vào”. Quan hệ đường miệng thường ít hoặc không có nguy cơ. Thường nguy cơ tăng lên khi có xuất tinh trong miệng, tuy nhiên vẫn có thể giảm nguy cơ này bằng cách tạo ra một màng chắn giữa miệng và bộ phận sinh dục như dùng bao cao su hoặc một miếng chắn cao su tự nhiên. Thuốc rất hiệu quả Người nhiễm bệnh phải luôn luôn duy trì liên tục chế độ điều trị kháng siêu vi HIV. Nếu việc điều trị được tiến hành đúng và đều đặn, kết quả có thể tốt đến mức nồng độ siêu vi trong máu giảm thấp đến nỗi không đo được. Điều này không những làm giảm rất đáng kể nguy cơ lây bệnh cho bạn tình mà còn bảo vệ được sức khỏe bệnh nhân. Người không nhiễm bệnh có thể dùng chế độ thuốc phòng ngừa bằng cách dùng thuốc mỗi ngày. Chế độ này gồm hai loại thuốc, vốn cũng thuộc nhóm thuốc điều trị HIV. Cùng với bao cao su, đây là một biện pháp rất hiệu quả làm giảm bị lây HIV nếu được dùng hằng ngày. Cách này được khuyến cáo cho những người không nhiễm HIV nhưng đang có nguy cơ cao bị nhiễm HIV (có bạn tình HIV dương tính là loại nguy cơ cao). Bạn có thể hỏi thăm bác sĩ chuyên khoa nếu như quan tâm vấn đề sử dụng chế độ thuốc phòng ngừa này. Nên nhớ, càng nhiều bạn tình càng tăng khả năng bạn “dính” phải người nhiễm HIV mà nồng độ siêu vi trong máu không được kiểm soát và vì vậy dễ bị lây bệnh hơn. Liệu đôi lứa có thể có con không? Câu trả lời là được, và cả hai phải tuân theo một quy trình nghiêm túc. Nếu người mang HIV là nữ, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi được giảm rất thấp nếu người mẹ đang được điều trị thuốc kháng siêu vi đúng đắn. Khi đứng trước kế hoạch có em bé, người nữ nên cho bác sĩ điều trị biết sớm để thảo luận về tình trạng siêu vi trong máu, sự thích hợp của việc có con và việc dùng thụ tinh nhân tạo để thụ thai. Tinh trùng có thể lấy từ người nam (hoặc người hiến) để đưa vào người nữ, tất nhiên không có nguy cơ gì cho người nam cả. Ngược lại, nếu người nhiễm bệnh là nam thì tinh trùng cần phải được rửa sạch, và kiểm tra có nhiễm HIV không trước khi đưa vào cơ thể người nữ. Tags: Lá thư bác sĩ
Thủ tướng Ishiba Shigeru: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản DUY LINH 27/04/2025 Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định như vậy trong cuộc gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tối 27-4 tại trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội.
Tái hiện khúc khải hoàn mừng 50 năm thống nhất: Trân trọng hạnh phúc của hòa bình ĐẬU DUNG 27/04/2025 Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo dự cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn mừng 50 năm thống nhất ở 3 điểm cầu: Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Phu nhân Tổng Bí thư và Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản cùng làm bánh cốm truyền thống DUY LINH 27/04/2025 Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, bà Ishiba Yoshiko, đi từ ngạc nhiên đến thích thú khi cùng làm bánh cốm với Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly.
Trình báo công an khi tài khoản công ty bỗng dưng nhận 20 tỉ đồng bất thường PHAN SÔNG NGÂN 27/04/2025 Một công ty ở TP Nha Trang trình báo cơ quan điều tra, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa và phải khóa tài khoản vì bỗng dưng bị nhận hơn 20,11 tỉ đồng bất thường. Một người dân cũng bị buộc nhận hơn 7,73 tỉ đồng.