![]() |
Buổi sáng trên lòng hồ Cấm Sơn, xã Sơn Hải, học sinh từ 7-15 tuổi hối hả chèo đò tay đến lớp |
Cô Nguyễn Thị Thạo, hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Hải, tâm sự: “Trường phải đặt tại năm điểm trường khác nhau vì địa bàn quá rộng, lại bị chia cắt bởi đồi núi và hồ. Học sinh nhiều nơi phải đi bộ cả chục kilômet, nhiều em phải tự tay chèo thuyền gỗ đến trường”.
Mặc dù vô cùng khó khăn nhưng cô Thạo cho biết mấy năm qua chưa từng có chuyện học sinh bỏ học. Từ 4-5g sáng, nhiều đứa trẻ ở xóm Suối Khoang, thôn Đồng Mậm, xã Sơn Hải đã phải dậy để chuẩn bị cơm nắm, cặp sách, chèo đò gần hai giờ đến điểm trường.
Một số thầy cô phải cắm đảo ở điểm trường Đồng Mậm thì cứ sáng sớm thứ hai đi thuyền máy mất 50 phút vào đó dạy chữ. Hành lý của họ đủ thứ mì gói, lạc, gạo, muối, mắm, dầu đèn bởi họ phải ở nơi không điện, không đường, không trạm y tế, không sóng điện thoại, không cửa hàng tạp hóa trong suốt tuần, chỉ đến chiều thứ sáu mới chèo thuyền ra trung tâm xã và đi xe máy về nhà.
Thầy Lâm Văn Thức nhiều năm liền dạy ở ốc đảo Đồng Mậm cho biết: “Việc dạy và học ở Đồng Mậm là cực kỳ khó khăn, nhưng được cái bọn trẻ ở đây rất chăm học”.
Được theo chân và sống cùng thầy cô, học sinh ở Sơn Hải, chúng tôi thật sự thấu hiểu giá trị cái chữ nơi đây.
![]() |
Lớp học của cô giáo Thêu với những học sinh chân trần trong giá rét |
![]() |
Con thuyền chở thầy cô giáo vào Đồng Mậm cắm đảo |
![]() |
Ngoài chiếc cặp, nhiều em ở Sơn Hải luôn phải đến trường với áo phao và cơm nắm mang theo ăn trưa |
![]() |
Hai em Hiệp và Đạt không có chỗ học bài, đành học trên giường với ánh sáng duy nhất là đèn dầu |
![]() |
Các em lớp 1 và 2 ăn cơm nắm trước khi vào học |
![]() |
Vì không có điện, thầy cô ở Đồng Mậm thường tranh thủ ăn cơm tối lúc 17g. Hôm nào ăn muộn phải chuẩn bị đèn pin và đèn dầu |
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận