TTCT - Theo thông lệ, tháng 1 hằng năm thường là mùa tăng giá của các hãng dược ở Mỹ. Thông lệ đó vẫn giữ nguyên vào năm 2021, ngay cả khi toàn thế giới đổ dồn sự chú ý vào vaccine COVID-19. Ảnh: BiospaceCác tên tuổi lớn trong ngành sản xuất dược như AbbVie, Bristol Myers Squibb, GlaxoSmithKline và Pfizer đều tăng giá, với mức tăng trung vị là 4,6%, theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận 46brooklyn. Tổng cộng, có đến 813 thuốc tăng giá chỉ trong nửa đầu tháng 1-2021 so với con số 737 của cả tháng 1-2020. Con số này tiến rất gần kỷ lục 895 loại thuốc tăng giá vào năm 2018 - mức tăng cao nhất trong một thập niên qua.Theo Antonio Ciaccia - một trong những người sáng lập của 46brooklyn, mức độ tăng giá niêm yết của các nhà sản xuất thuốc biệt dược trước đó đang trên đà giảm, nhưng dữ liệu tháng 1-2021 đã đi ngược lại xu hướng đó. Tháng 1 năm nay cũng thiết lập một kỷ lục mới khi 100% các thay đổi về giá thuốc đều cho thấy các con số tăng chứ không hề giảm. Điều này gần như chưa bao giờ xảy ra; tỉ lệ cao nhất từng được ghi nhận trong 10 năm qua là 72% vào tháng 1 năm ngoái.Đáng chú ý nhất phải kể đến Hãng dược Pfizer (Mỹ), đơn vị đã cùng đối tác BioNTech (Đức) phát triển loại vaccine COVID-19 đầu tiên được Chính phủ liên bang Mỹ cho phép sử dụng; Pfizer đã tăng giá 193 loại biệt dược trong tháng 1-2021.Pfizer nói với CBS MoneyWatch giá thuốc của hãng chỉ tăng trung bình khoảng 1,3%, chủ yếu là để bắt kịp lạm phát. “Sự gia tăng khiêm tốn này là cần thiết để hỗ trợ các khoản đầu tư cho phép chúng tôi tiếp tục khám phá các loại thuốc mới và cung cấp những đột phá đó cho những bệnh nhân cần chúng” - Amy Rose, người phát ngôn của công ty dược đa quốc gia này cho biết. Vào tháng 1-2020, Pfizer chỉ tăng giá 81 loại thuốc và thực ra còn giảm giá cho 20 loại thuốc khác. Một năm trước đó, có 49 loại tăng giá và 1 loại giảm giá.“Do sự thiếu minh bạch nói chung trong toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc kê đơn, nên công chúng đang chìm trong bóng tối rối loạn định giá thuốc sản xuất tại Mỹ” - Antonio Ciaccia nói với báo USA Today.Mặc dù thuốc gốc có số lượng nhiều vượt xa biệt dược, nhưng biệt dược chiếm khoảng 80% chi tiêu thuốc ở Hoa Kỳ. Biệt dược được bảo hộ bởi bằng sáng chế trong 20 năm, bao gồm độc quyền 5 năm do Chính phủ Mỹ cấp để các công ty dược phẩm có thể thu lại số tiền họ đã bỏ ra để nghiên cứu và phát triển loại thuốc mới.“Chúng tôi có nghĩa vụ đảm bảo rằng việc bán thuốc của công ty [mang lại] nguồn lực cần thiết để tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong tương lai” - trích báo cáo của Janssen, một công ty dược thuộc Tập đoàn Johnson & Johnson.Các cuộc khảo sát cho thấy chi phí thuốc kê đơn vẫn là một trong những vấn đề hàng đầu đối với người Mỹ. Cứ 10 người thì có 3 người nói rằng họ đã không uống thuốc theo toa được kê do vấn đề chi phí, trong đó có nhiều người bỏ liều hoặc cắt giảm một nửa số thuốc. Theo nghiên cứu của Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham & Women's ở Boston, giá niêm yết cắt cổ do các nhà sản xuất thuốc đặt ra ảnh hưởng đến số tiền bệnh nhân phải trả cho thuốc. Giá biệt dược tăng cũng khiến các chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ phải trả thêm hàng tỉ đôla. Ví dụ, chương trình bảo hiểm y tế Medicaid phải chi khoảng 2,5 tỉ đôla chỉ riêng để cung cấp thuốc trị viêm khớp Humira cho những người có thu nhập thấp và khuyết tật. Vì vậy, chỉ cần một tỉ lệ tăng giá nhỏ có thể biến tổng số tiền phải chi “đội” lên rất nhiều.■Ngày 20-5, The People’s Vaccine Alliance, một liên minh gồm các tổ chức như Global Justice Now, Oxfam và UNAIDS, phát thông cáo cho biết ít nhất 9 người đã trở thành tỉ phú tính từ đầu đại dịch COVID-19, nhờ vào “lợi nhuận khổng lồ được tạo ra bởi các tập đoàn dược phẩm với sự độc quyền về vaccine COVID-19”. Theo thông cáo đăng trên website của Oxfam, 9 tân tỉ phú này có giá trị tài sản ròng tổng cộng 19,3 tỉ USD, gấp 1,3 lần số tiền đủ để chích ngừa COVID-19 đầy đủ cho toàn bộ dân số các nước thu nhập thấp. Trên thực tế, các nước này chỉ mới nhận được 0,2% tổng nguồn cung vaccine toàn cầu. Trong khi đó, tài sản của 8 người vốn đã là tỉ phú từ trước khi đại dịch xảy ra đã tăng thêm tổng cộng 32,2 tỉ USD, đủ để chích ngừa cho toàn dân Ấn Độ. Tags: COVID-19Giá thuốcGiá thuốc tăngBiệt dược
Việt Nam - Bangladesh (hết hiệp 1) 2-0: Thúy Hằng ghi bàn tuyệt đẹp TẤN PHÚC 25/09/2023 Phút 34, Thúy Hằng có pha lốp bóng qua đầu thủ môn của Bangladesh đẹp mắt ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 cho tuyển Việt Nam.
Asiad 19 ngày 25-9: Việt Nam có huy chương bạc đầu tiên HOÀI DƯ 25/09/2023 Trưa 25-9, đoàn thể thao Việt Nam đã có tấm HCB đầu tiên tại Asiad 19 nhờ sự xuất sắc của xạ thủ Ngô Hữu Vương.
Tháo dỡ căn nhà bốn mặt tiền nằm giữa đường suốt 10 năm ở quận Tân Phú LÊ PHAN 25/09/2023 Chủ căn nhà án ngữ giữa giao lộ đường Âu Cơ và Lũy Bán Bích - Ba Vân (quận Tân Phú) đã đồng ý giao lại cho quận căn nhà.
'Đêm yêu thương' của Đàm Vĩnh Hưng góp 1,6 tỉ giúp nạn nhân vụ cháy chung cư mini HOÀI PHƯƠNG 25/09/2023 1,6 tỉ đồng là số tiền đóng góp của Đàm Vĩnh Hưng và gia đình cùng văn nghệ sĩ, nhà hảo tâm sẽ được trao cho báo Tuổi Trẻ chuyển đến các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội.