TTCT - Nhiều lần được dự các buổi nói chuyện về giới tính cùng các em học sinh, tôi rất băn khoăn. Minh họa: Ry Nguyễn Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh là vấn đề rất tế nhị, nếu thực hiện ở một không gian hẹp hơn như hội trường, có thể tách riêng học sinh nam và nữ theo chủ đề và có hình ảnh minh họa, không bị giới hạn bởi chỉ có một tiết học... sẽ hiệu quả hơn là để các em nghe dưới sân cờ. Nhà trường cũng biết vậy nhưng các tiết học văn hóa phụ thuộc phân phối chương trình không thể thay đổi. Phòng học còn chưa đủ, làm sao tổ chức cho học sinh tham dự nhiều đợt. Trong khi đó, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các em học sinh đã tự tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến giới tính, các em cũng nhanh... không kém công nghệ. Bởi thế, với cách thức tổ chức như ở các buổi nói chuyện tập trung ấy, các em giữ thái độ im lặng, không bao giờ đưa ra các câu hỏi mà thầy cô, người báo cáo muốn nghe. Đơn giản là chưa có sự thân thiện tin cậy lẫn nhau. Làm sao các em mạnh dạn đưa ra những thắc mắc, những trải nghiệm cá nhân trước đám đông bạn bè như vậy. Các em vẫn lo ngại nếu nói ra điều gì hớ, làm sao tránh được “lời ong tiếng ve”, rồi sẽ bị đánh giá này nọ... Đó là tâm lý phổ biến. Thực tế không ít thầy cô vẫn còn suy nghĩ rằng giới tính là lĩnh vực nhạy cảm, cấm kỵ, không nên đề cập trong trường học vì sẽ làm hư con trẻ, thay vì cùng các em giải quyết các vấn đề vướng mắc sẽ hiệu quả hơn là để các em tự tìm hiểu, giải thích cho nhau. Thực tế nữa đừng né tránh là học sinh nam xem truyện, phim ảnh không lành mạnh ngay trong giờ học và chuyền tay cho cả bạn gái trong lớp xem. Đồng nghiệp tôi phản ứng khác nhau. Người thì mặc kệ, người thì lên án, đòi kỷ luật các em... Riêng tôi nghĩ rằng không thể cấm các em vì chúng ta không thể lúc nào cũng có mặt bên cạnh để giám sát. Những phim ảnh đó, cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh giá rẻ, WiFi khắp hang cùng ngõ hẻm khiêu khích sự tò mò của lứa tuổi mới lớn, làm sao cấm? Thay vì cấm, các em cần sự hướng dẫn tìm tòi kiến thức về giới tính dưới góc độ khoa học và trải nghiệm nghiêm túc của người lớn. Thầy cô không nên né tránh những vấn đề có liên quan đến giới tính, tình dục, hãy xem việc giải thích rõ, nghiêm túc cho các em là giáo dục, hơn là làm ngơ xem như “không phải việc của mình”. Một số trường có bộ phận tư vấn cho học sinh nhưng thực tế số học sinh đến để được giải tỏa thắc mắc, khó khăn về giới tính gần như con số không. Đơn giản vì sự bố trí phòng tư vấn chưa thích hợp, thầy cô làm công tác tư vấn chưa đạt được sự tin cậy ở các em. Thành viên ban tư vấn cần được thông tin đến từng học sinh và nhất thiết phải là người thật sự có hiểu biết, quan tâm đến việc giáo dục giới tính, có trải nghiệm trong cuộc sống và được học sinh yêu mến. Tôi cho rằng việc giáo dục giới tính, giáo dục về tình dục cho các em học sinh ở vùng nông thôn hoặc vùng bán thành thị phải là công việc của thầy cô. Cha mẹ các em, phần lớn không đủ thông tin, kiến thức cập nhật và không dễ nói chuyện với các em về chuyện này. Dưới mắt nhiều học sinh, cha mẹ thiếu hiểu biết chuyện này nên không làm các em tin tưởng, chia sẻ, tâm tình. Trong khi đó, thầy cô trong vai trò người thầy có thể dễ dàng truyền đạt cho các em về kiến thức và cũng dễ nói chuyện hơn. Tôi tin rằng nếu nhà trường làm tốt vai trò giáo dục các em về giới tính, đương nhiên cần có sự hợp tác của phụ huynh, tình trạng xâm hại tình dục sẽ không như hiện nay. Hiện nay trong nhiều trường học, tình trạng học sinh sống ảo về giới tính không phải ít. Các em tự cho mình là gái dù bề ngoài là trai trăm phần trăm và ngược lại. Những em này tìm mọi cách để thể hiện mình ngược lại với hình thể và tính cách qua việc ăn mặc, đi đứng, lời ăn tiếng nói... Nhiều em tự tin đương đầu với dư luận xung quanh, nhưng cũng không ít em đau khổ, dằn vặt, ủ dột và thu mình lại... Nhà trường, thầy cô cũng thật sự lúng túng trước thực trạng này, trong lúc đó tình trạng xâm hại tình dục ở những em giới tính chưa xác định này phức tạp hơn nhiều. Tags: Giáo dục giới tínhSách Giáo dục giới tínhGiáo dục giới tính dành cho trẻ
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Chi tiết về giá điện sau khi tăng giá NGỌC AN 12/10/2024 Bộ Công Thương ban hành quyết định về giá bán điện, là cơ cấu biểu giá điện cho khách hàng sau khi EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp tùy tiện VĨNH HÀ 12/10/2024 Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.