TTCT - Dự án “tiến sĩ hóa” cán bộ Thành ủy TP Hà Nội đang gây ra nhiều tranh cãi. Ở nước ta có 144 trung tâm đào tạo và trường đại học cấp học vị tiến sĩ, và mỗi năm các trung tâm này thu nhận khoảng 1.000 nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tuy nhiên, sự phổ biến của học vị tiến sĩ cũng đi đôi với sự lạm dụng của học vị này. Học tiến sĩ để quản lý hành chính? TTCT - Dự án “tiến sĩ hóa” cán bộ Thành ủy TP Hà Nội đang gây ra nhiều tranh cãi. Ở nước ta có 144 trung tâm đào tạo và trường đại học cấp học vị tiến sĩ, và mỗi năm các trung tâm này thu nhận khoảng 1.000 nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tuy nhiên, sự phổ biến của học vị tiến sĩ cũng đi đôi với sự lạm dụng của học vị này. Thí sinh làm bài thi kỳ thi cao học tại hội đồng thi Trường đại học Sư phạm TP.HCM - Ảnh: Như Hùng Lý giải chủ trương tiến sĩ hóa đội ngũ cán bộ Thành ủy Hà Nội trong vài năm tới, một quan chức thuộc Sở Nội vụ Hà Nội cho rằng người có văn bằng tiến sĩ mới có tư duy đột phá! Nhưng tôi e rằng có sự hiểu lầm nghiêm trọng ở đây về ý nghĩa của học vị tiến sĩ. Câu hỏi cơ bản đặt ra là: mục tiêu của các chương trình đào tạo tiến sĩ là gì? Tôi nghĩ đến hai mục tiêu sau đây: Thứ nhất, học vị tiến sĩ dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Để có được học vị tiến sĩ, thí sinh phải làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm chỉnh. Để dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, học vị tiến sĩ là một “giấy thông hành” quốc tế, cũng giống như muốn hành nghề kỹ sư thì phải có bằng kỹ sư. Nếu muốn theo đuổi sự nghiệp quản lý hay hành chính thì học vị tiến sĩ không cần thiết và thí sinh không nên tốn thì giờ để đạt được học vị này. Thứ hai, học vị tiến sĩ là một trong những “chứng từ” quan trọng để theo đuổi sự nghiệp khoa bảng (academic career). “Khoa bảng” ở đây được hiểu là giảng dạy đại học. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đòi hỏi các giảng viên và giáo sư hay các nhà nghiên cứu phải có học vị tiến sĩ. Tại sao? Tại vì họ muốn đảm bảo trường đại học có đầy đủ chuyên gia để giảng dạy các môn học cấp cao và bắt buộc các chuyên gia này phải làm nghiên cứu khoa học. Phần lớn giáo sư đại học có học vị tiến sĩ, nhưng không phải ai có bằng tiến sĩ đều có thể trở thành giáo sư. Do đó, nếu ai muốn theo đuổi sự nghiệp quản trị doanh nghiệp, kỹ nghệ và khoa học (như muốn làm giám đốc doanh nghiệp, giám đốc các cơ sở khoa học) hay các chức vụ hành chính, các chức vụ mang tính quản lý trong hệ thống chính phủ thì không nên theo học chương trình tiến sĩ, mà nên theo học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh hay quản trị hành chính (MBA - Master of Business Administration). Thế nhưng ở nước ta ngày nay có xu hướng đáng quan tâm là học vị tiến sĩ đang trở thành một loại giấy thông hành, một chứng từ, một tiêu chuẩn để tiến thân trong sự nghiệp quản trị hành chính. Chẳng hiểu từ đâu mà có quy định lạ lùng như phải là tiến sĩ mới được làm trưởng khoa trong một đại học, hay được đề bạt một chức vụ nào đó trong hệ thống quản trị hành chính. Chính vì quy định này mà không ít trường hợp người được quy hoạch vào vị trí nào đó được đơn vị đó hợp thức hóa bằng cách cấp bằng tiến sĩ cho người ấy. Học vị tiến sĩ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học. Ở các nước phương Tây, xã hội kính trọng những người có học vị tiến sĩ và gọi họ bằng danh xưng “Doctor”. Để xứng đáng với danh xưng đó, xã hội đòi hỏi người có học vị phải đạt hai điều kiện chung: phải chứng tỏ mình đã quán triệt và làm chủ được lĩnh vực nghiên cứu, phải phát triển hay cống hiến được một cái gì mới cho kho tàng tri thức nhân loại. Cái cốt lõi của học vị tiến sĩ (và cũng là khía cạnh dùng để phân biệt học vị tiến sĩ với các học vị đại học khác) có thể tóm lược bằng hai chữ: nghiên cứu. Để phát triển hay mở rộng tri thức, thí sinh phải khảo sát, điều tra và suy ngẫm, chứ không đơn thuần là một nhà quản trị hành chính. Cần nhắc lại rằng đại đa số (có thể 99,9%) các nhà khoa học làm việc trong các mô thức thông thường, chứ không phải ai cũng có tư duy đột phá hay cách mạng. Mục tiêu sau cùng của người làm việc hành chính hay nghiên cứu khoa học là đóng góp đem lại phúc lợi thật sự cho cộng đồng, chứ không phải chạy theo học vị, học hàm hay những danh xưng phù phiếm để hoàn thành một chỉ tiêu thống kê nào đó. NGUYỄN VĂN TUẤN (Úc)
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...