TTCT - Trước khi đoạt giải thưởng cao quý Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 2010, nhà làm phim độc lập người Thái Lan Apichatpong Weerasethakul, 39 tuổi, đã là một cái tên rất nổi tiếng trong làng điện ảnh thế giới. Cành cọ vàng “chia rẽ” báo chí Tây ÂuLiên hoan phim Cannes 2010: “Cú sốc” Thái Lan Phóng to Đạo diễn Apichatpong Weerasethakul với giải Cành cọ vàng - Ảnh: Reuters Từ năm 2005, báo New York Times đã đánh giá anh là “một trong những nhà làm phim trẻ xuất sắc nhất”. Nhà nghiên cứu điện ảnh hàng đầu nước Mỹ David Bordwell nhận xét các bộ phim của anh “đùa giỡn với trí tưởng tượng của người xem và mê hoặc con mắt của họ”. Khách quen của Cannes Ngay từ khi còn học ngành kiến trúc ở Trường ĐH Khon Kaen, Apichatpong đã làm bộ phim ngắn Bullet (Viên đạn). Năm 2000, Apichatpong thực hiện bộ phim Mysterious object at noon (Vật thể bí ẩn ban trưa). Bộ phim tài liệu mang phong cách lạ không được chú ý nhiều ở Thái Lan, nhưng được giới phê bình phương Tây khen ngợi và đã dự nhiều liên hoan phim quốc tế. Các bộ phim sau đó của Apichatpong đều có chung đặc điểm là cực kỳ khác biệt so với truyền thống điện ảnh Thái Lan. Anh luôn mời các diễn viên nghiệp dư đóng vai chính, xây dựng những cấu trúc dẫn chuyện mới mẻ như đặt nhan đề hoặc danh sách người thực hiện tác phẩm vào phần giữa bộ phim. Những chủ đề thường gặp trong các tác phẩm của anh là giấc mơ, thế giới tự nhiên, tình dục, quan niệm của phương Tây về Thái Lan và châu Á... Anh trở thành một vị khách quen thuộc ở Liên hoan phim Cannes. Bộ phim lãng mạn Blissfully yours đoạt giải Dấu ấn sáng tạo nổi bật năm 2002, còn Tropical malady (Bệnh dịch nhiệt đới) giành giải thưởng Ban giám khảo năm 2004. Syndromes and a century (Các triệu chứng và một thế kỷ) do anh thực hiện năm 2006 trở thành phim Thái Lan đầu tiên tranh giải ở Liên hoan phim Venice. Đối với người xem, các tác phẩm của Apichatpong thường rất kỳ bí và khó hiểu, do đó số lượng người hâm mộ anh không nhiều. Tuy nhiên, những ai đã mê phim của Apichatpong đều tôn anh là đạo diễn thượng hạng. Uncle Boonmee who can recall his past lives (Ông Boonmee - người có thể nhớ những kiếp trước), với nội dung kể về một người đàn ông hấp hối khám phá lại những kiếp trước của mình, đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2010 và được giới phê bình đánh giá là “điên rồ một cách tuyệt vời”. Nhà phê bình Maggie Lee của báo Hollywood Reporter nhận xét Uncle Boonmee... phản ánh rõ quan điểm về điện ảnh của Apichatpong là “kết nối thế giới con người với thế giới tâm linh”. “Kẻ nổi loạn” Trong làng điện ảnh Thái Lan, Apichatpong bị xem là một “kẻ nổi loạn”. Năm 2007, Ủy ban kiểm duyệt Thái Lan đòi cắt vài cảnh trong bộ phim Syndromes and a century rồi mới cho phát hành tại Thái Lan. Đó là cảnh các bác sĩ uống rượu và hôn hít trong bệnh viện, cảnh một nhà sư chơi đàn guitar, hai nhà sư khác chơi máy bay điều khiển từ xa, bị xem là “không phù hợp”. Tuy nhiên Apichatpong từ chối cắt phim mình, chấp nhận việc phim của anh không được chiếu trong nước. “Tôi coi phim như con mình và không quan tâm đến việc người ta thích hay ghét bỏ chúng khi mà tôi tạo ra chúng với những nỗ lực và ý định tốt nhất” - báo Bangkok Post dẫn lời Apichatpong khi đó. Phản ứng lại, bà Ladda Tangsupachai, giám đốc Ban giám sát văn hóa thuộc Bộ Văn hóa Thái Lan, tuyên bố: “Ở Thái Lan chẳng ai xem phim Apichatpong. Người Thái thích phim hài. Họ thích cười”. Đó chính là lý do phim của Apichatpong dù tung hoành ngang dọc ở các liên hoan phim quốc tế nhưng không được nhiều người Thái Lan biết đến. Dù vậy, Apichatpong chẳng hề sờn lòng và vẫn quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. “Điện ảnh là sự theo đuổi cá nhân - anh khẳng định - Quan điểm của tôi là thể hiện một hình thái điện ảnh khác, đẩy xa những rào cản và thể nghiệm xem điện ảnh có thể làm được những gì”. Nhà phê bình Justin Chang của tạp chí Variety nhận định với những tác phẩm như Uncle Boonmee..., có thể sức hút thương mại của Apichatpong vẫn sẽ hạn chế, “nhưng giới phê bình, những người đam mê điện ảnh và các khán giả có máu phiêu lưu sẽ bị mê hoặc”.
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Khoảng 100.000 cán bộ, công chức ảnh hưởng khi tinh gọn bộ máy THÀNH CHUNG 21/12/2024 Việc tinh gọn bộ máy lần này số lượng người bị ảnh hưởng khá đông, có thể là đông nhất từ trước đến nay, với khoảng 100.000 người.
Người dân thích thú khi tận mắt nhìn, sờ xe tăng, tên lửa tại triển lãm quốc phòng NAM TRẦN 21/12/2024 Ngay sau khi ban tổ chức mở cửa cho người dân vào triển lãm, các khu vực trưng bày trong nhà và ngoài trời đã đông nghịt người.
Từ vụ phóng hỏa đốt quán cà phê: Làm gì để ngăn chặn tội ác man rợ? LUẬT SƯ TRƯƠNG ANH TÚ (CHỦ TỊCH TAT LAW FIRM) 21/12/2024 Từ vụ phóng hỏa đốt quán cà phê khiến nhiều người thương vong, phải đặt câu hỏi: Tại sao hung thủ có thể thực hiện hành vi dã man như vậy?
Tỉ phú Gerard Williams bổ sung 338 trang vào đơn kiện chéo Đàm Vĩnh Hưng HOÀI PHƯƠNG 21/12/2024 Dũng Taylor - chồng Thu Phương - vừa cung cấp thông tin mới nhất về vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện ông Gerard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền.