TTCT - Công cụ giám sát COVID-19 toàn cầu nổi tiếng và đáng tin cậy bậc nhất thế giới đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong bối cảnh dịch đã sang một giai đoạn mới. Bảng theo dõi này giờ đây là di sản của một thời cả thế giới cùng đương đầu với COVID-19.Ngày 10-3-2023, ngay trước "kỷ niệm" lần thứ 3 của đại dịch toàn cầu COVID-19, Trung tâm tài nguyên về vi rút corona (CRC) của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) dừng cập nhật các thông tin giám sát theo thời gian thực về dịch bệnh mà trang web này cập nhật suốt ba năm qua.Thế giới vẫn còn người nhiễm Sars-CoV-2, các nước vẫn có những cách theo dõi, đếm ca bệnh riêng. Song CRC, công cụ giám sát COVID-19 toàn cầu nổi tiếng và đáng tin cậy bậc nhất thế giới, đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong bối cảnh dịch đã sang một giai đoạn mới.Tạm biệt chim énKhi CRC ra mắt vào tháng 1-2020, không có tổ chức nào khác, dù là Tổ chức Y tế thế giới, công bố dữ liệu về sự lây lan theo địa lý của COVID-19, số ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu. "Chúng tôi đã thu thập dữ liệu về một loại vi rút mà không ai hiểu nhiều về nó, vào thời điểm không có trang web nào tổng hợp về số ca nhiễm trên toàn cầu" - giáo sư Lauren Gardner, người phụ trách trung tâm, nhớ lại khi trả lời CNN vào tháng 7-2020.Các số liệu tổng hợp trên trang web của trung tâm nhanh chóng trở thành một nguồn thông tin quan trọng với các chính phủ, nhà lãnh đạo y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà báo và người dân trong bối cảnh sự quan tâm đến COVID-19 bùng nổ. Đại học Johns Hopkins cho biết đến thời điểm đóng cửa, trang web có hơn 2,5 tỉ lượt xem và hơn 200 tỉ lượt yêu cầu dữ liệu.Đầu vào của nền tảng này là dữ liệu công khai từ rất nhiều nguồn. Thông tin thể hiện dưới dạng một bản đồ tương tác dễ hiểu. Trên nền là bản đồ thế giới, quy mô dịch COVID-19 ở các nước được thể hiện bằng các vòng tròn đỏ mà người dùng có thể nhấp chuột vào từng vị trí để phóng to và đọc thêm thông tin.Nhóm Đại học Johns Hopkins thừa nhận rằng có thể dữ liệu trên nền tảng này không tuyệt đối hoàn hảo. Tuy nhiên, họ đã làm được điều mà ngay cả các cơ quan chính phủ cũng như tư nhân thời điểm đó không làm được. Đó là đưa ra một công cụ trực quan giúp cho thấy diễn biến của vi rút trên toàn cầu gần với thời gian thực.Trang web hỗ trợ rất nhiều cho việc cảnh báo sớm các đợt bùng phát mới, hỗ trợ việc phân tích các xu hướng ngắn hạn và dài hạn của dịch bệnh, đồng thời thông tin đến công chúng về các đe dọa do vi rút gây ra cũng như làm cơ sở để đưa ra các chính sách giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh.Tình nguyện viên chuẩn bị một ống tiêm có chứa một liều Comirnaty (tên thương mại của vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech) tại một trung tâm tiêm chủng ở Nhà thờ St. Stephen, ở Vienna, Áo ngày 5-2-2022 - Ảnh: REUTERSBa năm sau khi ra mắt, công cụ giám sát COVID-19 này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Đại học Johns Hopkins cho biết quyết định dừng cập nhật được đưa ra do hai lý do chính. Một là Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng năng lực của họ để chia sẻ dữ liệu về COVID-19 với công chúng. Đây cũng là các pháp nhân thích hợp để cung cấp thông tin về COVID-19 về lâu dài do có nguồn dữ liệu từ các bệnh viện - nguồn thông tin cập nhật về tình hình COVID-19 chủ yếu hiện nay.Lý do thứ hai là do trang phụ thuộc vào các dữ liệu công khai của bên thứ ba. Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, các tiểu bang ở Mỹ, các quốc gia trên thế giới cung cấp số liệu về ca nhiễm, ca tử vong do COVID-19 hằng ngày. Hiện nay những dữ liệu này không còn được công bố. Do đó, không có đủ dữ liệu thô đầu vào để cung cấp thông tin chính xác về toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 cho trang. Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin của trang và do đó, việc dừng cập nhật thông tin là phù hợp thực tế mới.Trang web dừng lại với những con số khiến chúng ta choáng váng: hơn 676.609.955 ca nhiễm, trên 6,8 triệu người chết khắp thế giới do COVID-19.Theo Đại học Johns Hopkins, kho dữ liệu đã thu thập vẫn được bảo lưu để phục vụ nghiên cứu và lịch sử. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc ngừng cập nhật dữ liệu không có nghĩa là COVID-19 không còn nữa. Dịch bệnh vẫn ở xung quanh ta.Tính đến 10-3, bảng theo dõi cho thấy số ca tử vong trên toàn cầu do COVID-19 trong 28 ngày trước đó là 28.018, số ca nhiễm là 4.035.254. Riêng ở Mỹ có 959.794 ca và 9.451 trường hợp tử vong, Việt Nam 367 ca nhiễm, 0 ca tử vong trong thời gian này.Do nhiều quốc gia đã bỏ báo cáo về ca nhiễm nên có thể giả định rằng con số thực tế cao hơn nhiều.Không còn khẩu trang, người dân lại xuống đường đi biểu tình như chưa hề có COVID-19 khi đại dịch sang trang. Ảnh ngày 20-3-2023 tại Atlanta, Georgia, Mỹ - Ảnh: REUTERSTương lai thế nàoDiễn đàn kinh tế thế giới cảnh báo sự nguy hiểm của việc tự mãn trước dịch bệnh. Trong Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2023, diễn đàn này nhấn mạnh nguy cơ gia tăng dịch bệnh theo chu kỳ "hoảng loạn (khi dịch tăng) - lơ là (khi dịch giảm)".Báo cáo cảnh báo: "Các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm thường xuyên và lan rộng hơn trong bối cảnh các bệnh mãn tính bùng phát trong thập niên tới có thể làm cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe đến bờ vực quá tải trên toàn thế giới".Có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ 15 đến 18-3, bác sĩ Rochelle P. Walensky - giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục làm việc với sự nghiêm túc, quyết liệt trước COVID-19 cho dù căn bệnh này có được xem là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu hay giảm mức độ chỉ còn như bệnh cúm. Bà khuyến cáo đã có những công cụ hữu hiệu trước vi rút gồm xét nghiệm, vắc xin và thuốc điều trị và chúng ta cần sử dụng tốt các công cụ này.Dù có nhiều người tin rằng có thể chúng ta sẽ phải thực hiện mũi tiêm hằng năm, theo Walensky, các dữ liệu làm cơ sở cho khuyến cáo này chưa chín muồi. "Chúng tôi đang tiếp tục xem xét các dữ liệu. Chúng tôi cho rằng cuối cùng thì vi rút sẽ ổn định theo cơ chế hoạt động của vi rút hô hấp, theo mùa. Có thể chúng ta cần tiêm một mũi tiêm cúm và COVID-19 hằng năm nhưng chúng tôi chưa biết khi nào thì điều này sẽ được khuyến cáo" - bà nói. Dữ liệu mới cho thấy COVID-19 bắt nguồn từ động vậtNgay từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, "dịch bệnh đến từ đâu?" là một câu hỏi lớn, thậm chí là một vấn đề gây chia rẽ.Mới nhất, ngày 15-3, một nhóm chuyên gia quốc tế về vi rút cho biết họ đã xác định có ADN của những con lửng chó nhiễm virus SARS-CoV-2 từ vật liệu di truyền được thu thập trên các lồng tại chợ hải sản Hoa Nam, ở thành phố Vũ Hán gần nơi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở người tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.Các mẫu vật được thu thập hồi tháng 1-2020. Thời điểm đó, các loài động vật tại đây đã không còn ở chợ (được mang đi tiêu hủy) nhưng các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu trên tường, sàn, các lồng nhốt chúng. Trong số các mẫu dương tính với vi rút SARS-CoV-2, họ phát hiện thấy có vật liệu di truyền của động vật, một số lớn mẫu phù hợp với loài lửng chó.Phân tích cũng xác định rằng lửng chó - một loài vừa giống cáo vừa giống gấu có khả năng truyền virus corona. Các nhà khoa học cho rằng bằng chứng này phù hợp với kịch bản rằng vi rút đã lây sang người từ động vật.Ảnh: Alphotographic / GettyBáo cáo đầy đủ về sự phát hiện của nhóm vẫn chưa được công bố nhưng bằng chứng mới chắc chắn sẽ làm sống lại cuộc tranh luận về nguồn gốc của đại dịch vẫn đang còn nóng hôi hổi dù đã ba năm qua. Ngày 20-3, Tổng thống Joe Biden đã ký thông qua luật yêu cầu giải mật thông tin về nguồn gốc của COVID-19. Ông Biden cam kết: "Chính quyền của tôi sẽ giải mật và chia sẻ nhiều thông tin về nguồn gốc COVID-19 nhất có thể, phù hợp với quy định của luật bảo vệ chống tiết lộ thông tin có thể nguy hại cho an ninh quốc gia".Kể cả có xác định là vi rút đã lây cho người từ động vật, các nhà khoa học vẫn không trả lời được câu hỏi dịch COVID-19 đã bắt đầu như thế nào. Cho đến nay, dữ liệu di truyền từ chợ Hoa Nam là bằng chứng rõ ràng nhất về cách vi rút có thể lây sang người từ động vật. Nó cũng gợi ý rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã không cung cấp đủ bằng chứng để tìm hiểu cách thức vi rút đã lây lan tại chợ Hoa Nam cho cộng đồng khoa học.Vẫn chưa có kết luận gì được đưa ra. Theo các nhà khoa học, ngay cả khi lửng chó bị nhiễm bệnh, không có gì khẳng định con vật từng ở chợ Hoa Nam đã lây vi rút cho người. Có thể một động vật khác mới là thủ phạm truyền vi rút hoặc ai đó bị nhiễm vi rút có thể đã truyền vi rút cho một con lửng chó. Khi không có bằng chứng là con vật bị nhiễm bệnh, không ai có thể chứng minh chắc chắn rằng đã có một con vật bị nhiễm COVID-19 tại quầy hàng đó.Vậy là sau ba năm, COVID đến từ đâu vẫn là một câu hỏi lớn chưa lời đáp. Tags: Đại học Johns HopkinsTổ chức Y tế thế giớiY tế thế giớiTrung tâm kiểm soátDiễn đàn kinh tế thế giớiChăm sóc sức khỏeKiểm soát dịch bệnhBệnh truyền nhiễmNhà nghiên cứuCovid-19
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.