TTCT - Thế giới học đường dường như nhiều biến động hơn trong thời đại mạng xã hội. Các chuyên gia khuyến khích người dạy học nên xông vào trận địa này, nhưng cũng cảnh báo đó là một trận địa không dễ “sống sót” nếu không đủ bản lĩnh và sự linh hoạt. Chuyên nghiệp hơn với mạng xã hội Ở Việt Nam không thiếu tình trạng học trò, sinh viên vào các trang riêng của mình phiền trách giáo viên hay chỉ trích điều gì đó ở trong lớp, bởi tinh thần giáo dục theo khuynh hướng Khổng giáo thường không quen chuyện phản biện tức thì. Mà thường khi các giáo viên đọc được những điều này thì mọi chuyện đã... thôi rồi! Thậm chí so với nhiều thập niên trước còn tệ hơn, vì các mẩu tin đó đã được copy và lan tràn khắp các diễn đàn. Trong tài liệu e-Learning Industry 2013 được phát cho các giáo viên tại Mỹ, những nhà nghiên cứu nhấn mạnh các giáo viên nếu bắt gặp học trò đang sử dụng Facebook thì khoan vội giận dữ, mà hãy coi đó là một cơ hội bằng vàng để tiếp cận nhanh với giới trẻ bằng chính tinh thần của chúng. “Đối đầu với một trận tuyến có hơn 1 tỉ người bằng sự cực đoan là điều không khôn ngoan, mà hãy tạo một nơi tập hợp họ bằng chính công cụ này” - tập tài liệu này ghi và đồng thời giới thiệu các cách thức tổ chức nhóm học, lấy ý kiến, sinh hoạt học đường ngay trên Facebook như một cẩm nang “gián điệp” cho các giáo viên ở mọi cấp. Một tài liệu khác được áp dụng cho các giáo viên ở Canada có tên là Facebook Guide for Teachers cảnh báo các giáo viên quá quen với đường lối giáo dục truyền thống và luôn “dị ứng” thời đại truyền thông mạng: “Hãy đối diện với một sự thật là những người đến trường từ cấp mẫu giáo đến sinh viên hiện nay đang ngày càng xã hội hóa việc học hành nhiều hơn. Vậy tại sao chúng ta không thử gặp gỡ, kết nối họ ngay trên vùng đất của họ bằng Facebook và các phương thức học mang tính tương tác? Như vậy bạn có thể kết nối tốt với học sinh, cũng như ngầm dạy họ cách ứng xử có trách nhiệm trên thế giới truyền thông mạng”. “Tối mật” của người dạy học Mạng xã hội có những điều thú vị, nhưng sự thú vị đó chỉ kéo dài nếu các nhà giáo dục biết cách tham gia và xây dựng hàng rào cần thiết cho mình. Các chuyên gia giáo dục đã đưa ra một số lời khuyên sau trong các cẩm nang nêu trên: 1. Giáo viên không nên trao đổi riêng với học sinh của mình ở trang cá nhân, cũng như hạn chế không nêu rõ hết thông tin cá nhân của mình. Tham gia thế giới mạng, tốt nhất là xây dựng một trang mở, cho ghi danh thành viên. Luôn để học sinh của mình đăng ý kiến mà người khác có thể nhìn thấy. Điều đó giúp họ chịu trách nhiệm với ngôn từ của mình, cũng như tạo ra môi trường tương tác chung tốt hơn. 2. Chuyện được biết trong trang riêng đó không dùng để làm thông tin ở các trang ngoài. Như vậy sự thổ lộ và cảm giác được bảo vệ trong nhóm thảo luận sẽ khiến học sinh tham gia muốn chia sẻ nhiều hơn, tâm lý của họ cũng tốt hơn khi vào các trang riêng này. Dĩ nhiên, những chuyện cần được khen ngợi thì nên phát đi để khuyến khích. 3. Là giáo viên, bạn sẽ không đủ thời gian để quản lý hết. Hãy chia việc cho các học sinh thân cận có trách nhiệm nhằm quan tâm đến các lời bình, nội dung đăng tải... và giúp bạn phản ứng đúng với các sự cố mới từ một ai đó. Nhưng hãy nhớ một nguyên tắc sống còn là làm bạn với học trò của mình, chứ không phải kiểm soát và răn đe. Tags: FacebookMạng xã hộiNgành giáo dụcThế giới học đường
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Sử gia Pierre Brocheux: Thực dân hóa là vấn đề các sử gia phải giải quyết NGUYỄN QUANG DIỆU 23/01/2023 3018 từ
Thành phố an toàn ở Đông Nam Á: Hà Nội hạng 5, TP.HCM hạng 14 DUY LINH 30/01/2023 Trang mạng Numbeo xếp Hà Nội là thành phố an toàn thứ 5 ở Đông Nam Á, trong khi TP.HCM thứ 14. Chiang Mai của Thái Lan là thành phố an toàn nhất Đông Nam Á.
Tin tức thế giới 30-1: Đức bực Ukraine vì liên tục đòi vũ khí; NATO chìa tay với Hàn Quốc DUY LINH 30/01/2023 NATO muốn liên kết an ninh với Hàn Quốc; New York gần cả năm không thấy tuyết; Nga - Ukraine lại tố nhau không kích.
Sức hút từ ChatGPT TRỌNG NHÂN 30/01/2023 ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi OpenAI - công ty phát triển trí tuệ nhân tạo tại Mỹ, có sự rót vốn của tỉ phú công nghệ Elon Musk và Microsoft.
Tin tức sáng 30-1: Giá rau quả giảm mạnh; Còn 13 ca COVID-19 TUỔI TRẺ ONLINE 30/01/2023 Tin tức đáng chú ý: Giá rau quả giảm mạnh; TP.HCM nghe báo cáo tháo gỡ vướng mắc dự án cải tạo kênh A41; Cả nước có 13 ca mắc COVID-19 mới...
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.