Lễ cúng Rừng thành di sản

MINH TÂM 19/01/2013 20:01 GMT+7

TTCT - Là dân tộc ít người nhất (705 người), nhưng người Pu Péo sống rải rác ở Hà Giang vẫn gìn giữ lễ cúng thần rừng truyền thống của mình. Lễ cúng này vừa được Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch công bố (đợt 1, ngày 27-12-2012) là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phóng to
Chơi ào - môn thể thao được đông đảo bà con hưởng ứng trong lễ hội cúng thần rừng của người Pu Péo

Từ xa xưa, cụ tổ của dân tộc Pu Péo đã thề ở miếu trước cửa rừng rằng sẽ dạy bảo con cháu giữ gìn rừng thiêng. Với người Pu Péo, tín ngưỡng thờ giữ rừng, cúng rừng chính là cúng tổ tiên. Rừng thiêng có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như đời sống tâm linh của họ. Những khu rừng được chọn làm rừng thiêng, người dân phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, không được chặt cây, lấy củi, phá rừng, đốt nương rẫy, giữ cho rừng thật trong lành, không vứt rác, không chăn thả gia súc...

Hằng năm, cứ vào ngày 6-6 âm lịch, người Pu Péo lại tổ chức lễ hội cúng thần rừng vì họ cho rằng đây là ngày sạch nhất trong năm, trời đất đều linh thiêng. Địa điểm tổ chức lễ hội là thôn Chúng Trải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Nơi tổ chức lễ cúng là một gò gần bìa rừng, phía đầu bản người Pu Péo sinh sống.

Phóng to
Khu rừng thiêng của người Pu Péo luôn được bảo vệ xanh tốt.
Phóng to
Lễ vật được dâng lên cúng thần rừng
Phóng to
Đôi gà trống, mái tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở được thầy cúng (trái) trực tiếp buộc lại dâng lên thần rừng
Phóng to
Con dê đực sau khi dâng lên thần rừng sẽ được đem đi mổ thịt
Phóng to
Chuẩn bị trang phục đẹp cho lễ cúng thần rừng
Phóng to
Trẻ em được ăn bánh ngô trong ngày lễ hội
Phóng to
Nhảy bao bố - môn thể thao trong lễ hội của dân tộc Pu Péo trên cao nguyên đá Đồng Văn
Phóng to
Cắt bánh nếp thành 20 lát để dâng thần rừng

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận