TTCT - Hiện nay, ở một số trường phổ thông dân lập (trường tư) có nghề quản nhiệm. Đó là những nam sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm, thất nghiệp, được nhà trường bố trí mỗi người một lớp, theo dõi việc học tập, rèn luyện của học sinh. Sau đây là đôi lời chuyện trò với một quản nhiệm của một trường tư ở Sài Gòn. Phóng to * Chào anh, xin anh cho biết công việc trong một ngày của quản nhiệm. Lương có đủ sống không và xưng hô giữa anh và học sinh như thế nào? - Trước khi học trò vô lớp, chúng tôi đã có mặt nhắc nhở các em về quy định trang phục và các trường hợp đùa giỡn, chạy nhảy quá trớn. Phòng học có ghế riêng dành cho quản nhiệm đặt cuối lớp. Chúng tôi ghi lại các trường hợp không thuộc bài, quay cóp, không chú ý nghe giảng, nói chuyện riêng..., cùng “ngồi học” với học sinh cả năm tiết học. Thỉnh thoảng tôi có vắng một vài tiết nếu gặp phải thầy cô giữ được lớp yên lặng, điều cũng rất hiếm. Đến tối, chúng tôi lo đốc thúc học sinh nội trú học bài. Từ 20g30-21g30 chúng tôi cùng truy bài với các em. Chúng tôi gần như phải học lại những bộ môn không phải chuyên môn của mình, hoặc trao đổi với những quản nhiệm khác. Hiện nay tôi lĩnh lương 2 triệu đồng một tháng, trừ 10% thu nhập còn 1.800.000 đồng. Thậm vô lý chuyện trừ thu nhập này, thành thử chúng tôi cứ luôn nghe ngóng một công việc khác. Học trò vẫn gọi chúng tôi bằng thầy, có lẽ không theo nghĩa kính trọng mà đơn thuần là cách xưng hô nên chúng thường kèm theo tên khi gọi, ví dụ “Bớ thầy X ơi”. Dù sao nghe tiếng “thầy” cũng làm chúng tôi đỡ nhớ thời sinh viên đi thực tập sư phạm. * Khi anh ngồi phía dưới lớp theo dõi học sinh, vô hình trung luôn có người “dự giờ”, liệu giáo viên giảng bài phía trên có gò bó gì không? Anh có câu chuyện nào có thể kể từ những buổi “dự giờ” này? - Không rõ giáo viên có gò bó không chứ tôi không thấy họ biểu hiện ra bên ngoài. Chuyện như anh hỏi, tôi có thể kể nhiều chuyện cười ra nước mắt cả tháng cả năm chưa hết. Tôi chỉ muốn than rằng học trò trường tư đúng nghĩa là những “ông bà chủ” mất khả năng tự học, còn quản nhiệm chúng tôi là những “ôsin” thứ thiệt. Những “ông bà chủ” đó ít khi để chúng tôi yên bởi những trò nghịch ngợm, dối trá, vô lễ... Xin phép, tôi không dám dùng thêm những từ khiếm nhã khác. * Là cử nhân sư phạm toán, trẻ, kiến thức mới mẻ, nhiệt huyết, nhưng anh phải ngồi bên dưới làm quản nhiệm. Anh có thấy chạnh lòng vì mình cũng xứng đáng đứng trên bục giảng? - Không đến nỗi chạnh lòng. Chỉ có thế này, giống như đánh cờ, người ngồi bên ngoài sáng ý hơn, đôi khi tôi thấy cách đặt vấn đề, cách dẫn dắt của giáo viên không được hay lắm, chỉ dừng ở mức giải thích, không truyền được cảm hứng. Nếu là tôi dạy... mà thôi, tôi không muốn mình rơi vào thế chủ quan. Nói anh đừng chê tôi “cụ non”, việc phải làm nghề quản nhiệm âu cũng do số phận (cười). * Xin hỏi anh câu cuối, anh có mong nền giáo dục nước nhà đến lúc không còn cái nghề “bất đắc dĩ” này, để rồi anh lại thất nghiệp! Hoặc anh có biện pháp gì cho học trò trường tư lấy lại tinh thần tự học để không cần đến vai trò của người quản nhiệm? - Tôi không nghĩ mình làm mãi nghề quản nhiệm này. Cái gì tốt đẹp thì tồn tại, cái không tốt đẹp sẽ biến mất theo thời gian. Trường tư bày ra chuyện người làm quản nhiệm là giải pháp tình thế, không đến nỗi dở đâu, chỉ có điều mọi thứ tệ quá. Học sinh quá tệ. Lương tháng cho quản nhiệm quá tệ, dù trường tư thu học phí rất cao. Công việc tủn mủn. Mọi thứ bệ rạc, hỏng hóc nằm đâu đó ở “thượng tầng kiến trúc” của ngành giáo dục, tôi vô năng luận bàn. * Vâng, xin chia sẻ suy nghĩ của anh. Vui một chút, Napoleon Bonaparte nói: “Quần chúng là những con số 0 dài vô tận, giá trị chính nằm ở các con số đầu”. Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện. Tags: Học sinhCâu chuyện giáo dụcNghề quản nhiệm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 27/04/2025 Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại - ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.
Tối nay 27-4 cấm xe nhiều đường, không dừng xe trên các cầu ở trung tâm để xem bắn pháo hoa THU DUNG 27/04/2025 Thông báo mới nhất từ Phòng cảnh sát giao thông Công an TP.HCM (PC08) về điều chỉnh, phân luồng giao thông phục vụ đại lễ 30-4.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km đã tới TP.HCM xem lễ diễu binh, diễu hành DOÃN HÒA 27/04/2025 Người cựu chiến binh Nghệ An chạy xe máy vượt hành trình hơn 1.300km vào TP.HCM xem lễ diễu binh, diễu hành nhận được nhiều giúp đỡ, đón tiếp của người dân.
Tiêm kích gầm thét, nhào lộn trình diễn giữa trung tâm TP.HCM LÊ PHAN 27/04/2025 8h08, máy bay tới TP.HCM, người dân hò reo phấn khích. Nắng lên không làm người dân khó chịu mà ai cũng hào hứng, tự hào chen lẫn xúc động.