Không chỉ ở nhà quý phụ huynh gặp “người lạ”, chúng tôi là giáo viên cũng gặp “người lạ” đến trường. Mấy chục năm dạy học, tôi có hai giai đoạn dạy toán trường cấp II, III. Không nhiều nhưng cũng không phải ít, một lớp có chừng mươi học sinh, nam sinh lẫn nữ sinh, khi lớp 6, 7 học toán rất khá nhưng lên lớp 10 đuối dần, đến lớp 12 gần như không theo nổi môn toán nữa. Vì học sinh quen trong trường, biết em hồi cấp II học tốt, tôi lấy làm lạ hỏi: “Trò sao thế?”. Trò cứ cúi gằm không trả lời. Không thể đổ cho hổng kiến thức, mất căn bản, bởi tôi dạy hoặc đồng nghiệp trong trường dạy chứ ai khác, không lẽ lại đổ cho mình dạy dở. Có thể lắm. Có một dạo tôi dạy trường THPT, giáo viên toán hay đổ thừa bậc THCS chạy theo thành tích đẩy học sinh lên lớp nên trò mới mất căn bản, có người còn đổ cho giáo viên THCS thiếu năng lực. Tôi nghe và cười im lặng vì biết sự việc không phải vậy. Tôi muốn nói đến một môn học nữa, môn tiếng Anh. Một cô dạy tiếng Anh, cùng trường với tôi, nói: “Khi lớp 6 các em học tiếng Anh sôi nổi lắm, học đâu biết đó. Đặt một câu hỏi mấy chục cánh tay phát biểu, không biết chọn em nào. Phải gọi đều, nếu không các em nói tôi thiên vị bạn này bạn kia. Lên đến lớp 12, tức sau bảy năm học ngoại ngữ, các em không phát âm đúng nổi một câu đơn giản!”. Cũng học sinh đó, trường đó, giáo viên đó nhưng một số em lại ra nông nỗi vậy. Do chương trình - sách giáo khoa? Do bạn bè lôi kéo ham chơi hơn ham học? Do mạng xã hội? Do thiết chế xã hội không hứa hẹn điều gì tích cực cho việc bỏ sức học? Do càng học càng chẳng thấy gì vui? Do giáo viên nhàm chán, do quá dễ dãi trong kiểm tra đánh giá?... Hỏi là đã biết rõ câu trả lời. Tôi cố thử tìm hiểu: Có thể gia đình sa sút về kinh tế? Không phải. Cha mẹ ly hôn? Cũng không phải. Cha mẹ không quan tâm? Càng không phải. Thế thì vì cái gì? Khi các em vô lớp 6, trông em nào cũng lễ phép, xinh xắn, đáng yêu. Các em nói chuyện với nhau đầy đủ chủ ngữ vị ngữ, nói với thầy cô có thưa gửi trước sau. Khi học thì phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ, vở sách sạch sẽ, gọn gàng. Tất cả những điều tốt đẹp đó cứ giảm dần khi lên lớp cao hơn. Nói chuyện với bạn thì chửi thề hung tợn, nói chuyện với thầy cô thì cộc lốc, học trên lớp không phát biểu, không ủng hộ thầy cô, dù biết câu hỏi đặt ra... Ngược lại, việc nghịch phá, gây lộn, ồn ào trong giờ học, vô phép tắc lại tăng dần. Các em nhát gừng khi nói chuyện với thầy cô nhưng nói với nhau thì ôi thôi trên trời dưới nước không thiếu món gì, tưởng không đủ thời gian để nói vì mai là ngày tận thế! Cũng trường ấy, thầy cô ấy nhưng các em ngày càng “lạ” đi, bất khả tư nghị. Tôi ví dụ vài trường hợp: không cố ý nhưng một học sinh “bị” tôi kiểm tra bài hơn học sinh khác một lần, em đứng dậy quăng cặp lên bàn, gằn giọng “thầy quá đáng” rồi nghênh ngang ra khỏi lớp. Một nhóm nam sinh nói chuyện trên sân trường, tiếng chửi thề vung vãi, đồng nghiệp tôi đi ngang nhắc nhở. Một em trừng mắt nói: “Làm gì gớm”. Hồi còn bé các em hiền ngoan nhưng sao càng lớn càng “lạ”? Gia đình, xã hội đổ cho nhà trường, giáo viên chưa sâu sát giáo dục, dìu dắt, giúp đỡ các em. Còn chúng tôi, giáo viên, đổ cho gia đình không quan tâm, không lắng nghe con em mình; đổ cho xã hội nhiều cám dỗ, bất trắc, chông chênh. Đổ qua đổ lại, ai chịu trách nhiệm đây? Tags: Người lạ đến trường
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư? PHẠM TUẤN 02/07/2025 Chiều 2-7, tại trụ sở phường Đống Đa (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri thuộc đơn vị bầu cử số 1 sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - UAE (hiệp 1) 2-0: Thái Thị Thảo nâng tỉ số ĐỨC KHUÊ 02/07/2025 Hàng phòng ngự UAE lóng ngóng. Thái Thị Thảo cướp bóng ngay trong vòng cấm rồi dễ dàng ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 phút 13.
Bà Trương Thị Bích Hạnh làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM THẢO LÊ 02/07/2025 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận bà Trương Thị Bích Hạnh, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức vụ phó chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
Đại úy cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ P. THẢO 02/07/2025 Phát hiện hai xe máy vi phạm giao thông, đại úy cảnh sát giao thông Hà Văn Minh đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, cả hai không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy.