TTCN - Tôi dám chắc đó là một CLB bóng đá đặc biệt nhất trên đời, nơi mà ngân quĩ hoạt động được tính bằng… thóc gạo. Ông bầu là HLV trưởng kiêm luôn vai trò là nhân viên tạp vụ. Cơ sở vật chất chỉ vỏn vẹn mỗi cái sân lồi lõm, bộ lưới rách cùng mấy quả bóng... Phóng to Phút ngẫu hứng bên các học tròTTCN - Tôi dám chắc đó là một CLB bóng đá đặc biệt nhất trên đời, nơi mà ngân quĩ hoạt động được tính bằng… thóc gạo. Ông bầu là HLV trưởng kiêm luôn vai trò là nhân viên tạp vụ. Cơ sở vật chất chỉ vỏn vẹn mỗi cái sân lồi lõm, bộ lưới rách cùng mấy quả bóng... Vậy mà thầy trò vẫn say sưa luyện tập và có tới 30 tuyển thủ của tuyển Hà Tây và tuyển quốc gia xuất thân từ CLB này. Đó là CLB bóng đá nữ xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Tây. Sau gần chục năm trời làm lính vận tải tham gia chiến trường Quảng Trị, năm 1984 ông Dương Khắc Kiểm xuất ngũ với thương tật đầy mình, mất hơn 60% sức khỏe. Ngày đoàn viên cũng chính là lúc người lính này phải lao ngay vào trận chiến mới: bươn chải với 1,3 mẫu ruộng và 19 con lợn nái để cùng vợ nuôi hai con ăn học nên người. Kinh tế gia đình ngày một khấm khá và lẽ ra đã có thể an phận tuổi già, nhưng người đàn ông có thân hình mảnh khảnh và hoạt bát này lại không chịu an phận. Là tín đồ của túc cầu giáo, có năng khiếu lại chịu khó mày mò, ông tìm đọc tài liệu hướng dẫn tổ chức tập luyện, thi đấu môn thể thao vua này. Những năm đầu thập kỷ 1990, môn bóng đá đang dần được mọi người chú ý nhờ sự thành công của các giải bóng đá vô địch thế giới được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng. Trăn trở mãi rồi người lính già Dương Khắc Kiểm đã đi đến một quyết định táo bạo: nhen ngọn lửa bóng đá nữ nơi làng quê yên ả này. Ông nhớ lại: “Ban đầu mang trình làng ý tưởng lạ lẫm ấy tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu ngao ngán. Người già cả thì đốp ngay: “Ôi dào! Con gái con lứa, hay hớm gì cái trò mặc quần đùi áo cộc chạy lăng nha lăng nhăng. Muốn chúng ế chồng đấy phỏng?”. Các em gái thì e ngại: “Mọi người biết thì cười vào mũi cho à; với lại ra sân chạy bì bà bì bạch như vịt bầu, đá toàn trượt thì ngượng chết!”. Đấy là còn chưa kể nếu có lập được đội thì cũng đào đâu ra kinh phí để mua sắm trang thiết bị tập luyện... Khó khăn tưởng chừng như không gì vượt qua nổi”. Phóng to Ông bầu, HLV kiêm luôn tạp vụ Dương Khắc KiểmNhưng với phong cách người lính, thấy đúng là phải làm tới cùng.”Cửa ải” đầu tiên của ông chính là... ngưỡng cửa nhà mình. Biết tình yêu bóng đá của cô con gái rượu Dương Phượng Liên lớn dần sau những đêm dài dán mắt vào màn hình chiếc vô tuyến đen trắng bé xíu, cùng bố và anh trai tròn mắt dõi theo những trận cầu sôi động; ông Kiểm liền tỉ tê rủ con gái. Thật mừng, Liên gật đầu cái rụp. Lại phải mất thêm mấy ngày đêm kiên trì thuyết phục, ông mới nhận được sự chấp thuận từ người vợ chân chỉ hạt bột của mình. Chướng ngại vật đầu tiên đã vượt qua, ông bỏ ra cả tháng trời, cất công đến từng gia đình có các em gái khỏe mạnh, rủ rỉ chuyện trò với phụ huynh và các em, phân tích để mọi người thấy được lợi ích của việc tham gia tập luyện bóng đá: có sức khỏe tốt mà lại không hề ảnh hưởng đến học tập và công việc thường ngày... Trân trọng tấm lòng của người lính và bị thuyết phục bởi lòng tự tin của ông, dân làng cũng hiểu và cùng ông xắn tay gây dựng phong trào. Góp gạo làm bóng đá Ngày 16-8-1993, UBND xã ra quyết định thành lập “CLB bóng đá nữ tuổi trẻ xã Nghiêm Xuyên”, với 10 em tham gia tập luyện dưới sự dẫn dắt của ông chủ nhiệm kiêm HLV Dương Khắc Kiểm. Để có kinh phí cho thầy trò ông, các gia đình bảo nhau quyên góp được 600.000 đồng và gần 1 tạ gạo tặng đội làm quĩ hoạt động. Kể từ đó, mỗi ngày ông Kiểm dậy từ 4 giờ sáng, đến từng nhà gọi các học trò dậy tập chạy để rèn thể lực rồi sau đó dạy các cô gái từng cách đỡ bóng, chạy chỗ, kèm người... Do các em vừa bận đi học, vừa phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình nên không mấy khi qui tụ được đầy đủ quân số để luyện tập, ông bầu Kiểm kiêm HLV mỗi ngày vào tầm 2 giờ chiều lại cần mẫn ôm bóng ra sân ngồi chờ, thấy học trò nào đi qua là kéo xuống tập ngay. Giúp các cô gái làm quen với trái bóng tròn đúng là trần ai. Phải mất cả tháng trời, thầy Kiểm mới uốn được cho các học trò kỹ thuật đỡ bóng không bật ra xa quá... 3m; gấp đôi thời gian ấy các em mới biết thế nào là đặt lòng, sút má ngoài, úp mu bàn chân; để các cầu thủ thi đấu theo đội hình phân tuyến cẩn thận chứ không áp dụng chiến thuật... ruồi bu cũng phải rèn giũa cả năm trời. Đấy là chưa nói đến những khó khăn đặc thù của một tập thể gồm toàn con gái. Ông kể thủ môn của CLB Đỗ Thu Trang nhanh như sóc, bay bên này, nhảy bên kia, đôi tay bắt bóng dính như có nhựa; nhưng cô bé lại có tật rất dễ mất tinh thần. Nhiều lần sau mỗi trận thua, thầy Kiểm phải tìm đến bở hơi tai mới thấy cô thủ môn tội nghiệp đang trốn vào một góc khuất khóc tức tưởi vì mặc cảm mình có lỗi. Tiền đạo Dương Phượng Liên tinh nhạy, rất có duyên ghi bàn nên luôn là nỗi ám ảnh của hàng thủ đối phương. Ngặt một nỗi cô đá sung quá nên thường xuyên bị ăn thẻ phạt... Thế là ông Kiểm cứ phải kỳ công lần từng bước: lúc là ông thầy nghiêm nghị, khi trong vai người bảo mẫu nhân từ, lúc là người bạn tin cậy, để uốn nắn từng li từng tí cho từng người cả về tính nết và kỹ - chiến thuật chơi bóng. Đền đáp ơn sâu của thầy, các cầu thủ không ngừng tiến bộ... Trui rèn được một thời gian, ông Kiểm quyết định làm lễ xuất quân, lên sân vận động Hà Đông thi đấu giao hữu với đội bóng đá nữ tỉnh Hòa Bình. Thật bất ngờ, hơn 300 bà con trong xã đã thuê cả chục chiếc xe công nông, tiền hô hậu ủng đi ngót 30km để cổ vũ đội bóng chân đất quê nhà. Từ buổi ra mắt đầy sôi động ấy, uy tín của đội không ngừng vang xa, thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Ông Trịnh Văn Ngôn có hai cô con gái thì đều “cho theo thầy Kiểm học đá bóng”. Cô chị Trịnh Thị Minh Tuyết tham gia CLB từ năm 12 tuổi, đã trở thành thủ môn triển vọng của đội tuyển nữ Hà Tây hơn một năm nay. Còn cô em Trịnh Hồng Ngát thì từ hai năm nay đã được ông Kiểm đào tạo thành một tiền đạo năng nổ, sắc nhọn. Tiếng lành đồn xa, nhiều em ở tận xã Đồng Quan, huyện Phú Xuyên ngày ngày đạp xe 20km lên tập với thầy Kiểm và CLB của ông có lúc lên tới 32 cầu thủ nữ. Trái ngọt Phóng to Chiều nào cũng vậy, cứ tầm 2 giờ ông Kiểm lại cùng các học trò của mình ra sânHơn 10 năm lăn lộn với CLB bóng đá độc đáo này, ông Dương Khắc Kiểm đã đào tạo được gần 200 nữ cầu thủ; trong đó hơn 30 người đã và đang là những gương mặt sáng giá của đội tuyển bóng đá nữ tỉnh Hà Tây và quốc gia như: Phượng Liên, Thanh Hường, Hồng Loan, Minh Tuyết, Thu Trang, Lê Thị Oanh, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Thị Lý... Những cầu thủ không có điều kiện theo tiếp sự nghiệp cầu thủ thì thi vào các Trường đại học TDTT I (Từ Sơn, Bắc Ninh), Cao đẳng TDTT Hà Tây và trở thành những giáo viên thể dục thể thao... CLB cũng đã đoạt tới hơn 50 huy chương các loại tại các giải đấu cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc: độc tôn ngôi vô địch toàn huyện nhiều năm liền, vô địch tỉnh các năm 1996, 1998, 2000; giành HCB miền Bắc và hạng tư tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 1996, được Sở TDTT Hà Tây qui hoạch, đầu tư là cái nôi đào tạo tuyến hai cho đội tuyển bóng đá nữ tỉnh... Quả là những bàn thắng quá ư ngoạn mục của một đội bóng cấp xã cũng như đối với một nhà thể thao không bằng cấp Dương Khắc Kiểm. Xã nghèo nên chỉ cấp cho ông Kiểm 3 sào ruộng để cày cấy lấy tiền làm quĩ hoạt động của CLB. Lương cho chức danh trợ lý TDTT xã là 250.000 đồng/tháng và Trung tâm TDTT huyện Thường Tín trả thêm 490.000 đồng/tháng... có nghĩa là tổng thu của ông Dương Khắc Kiểm, chủ nhiệm, kiêm HLV, kiêm tạp vụ, chỉ vỏn vẹn hơn 700.000 đồng. Thật chẳng bõ bèn gì với bao thứ phải chi tiêu: mua bóng, lưới, trang phục thi đấu, tập luyện của các cầu thủ. Vậy mà khi được hỏi, ông Kiểm cười khà khà: “Hai ba năm nay mới có tí chút gọi là, chứ trước đây có ai trả cho tôi đồng nào. Nhưng nếu căn ke mấy đồng bạc thì dại gì mà tôi lao tâm khổ tứ thế. Mình không có tiền có bạc để cho các cháu thì cho chúng sức khỏe, sự hiểu biết để tìm cơ hội mà vươn ra khỏi lũy tre làng. Thế là tôi mãn nguyện rồi!”.
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Tin tức sáng 12-10: Quỹ bảo hiểm xã hội dư 1,2 triệu tỉ đồng, chủ yếu dùng đầu tư trái phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 12/10/2024 Ngân hàng HSBC nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gây "bất ngờ"; Có tới 1,3 triệu người Việt sống chung với bệnh mạch vành.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường hội kiến ông Tập Cận Bình THANH HIỀN 11/10/2024 Ngày 11-10 tại Bắc Kinh, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.