TTCT- Tuần rồi, tôi đi bộ vào ngõ nhỏ của phố Trần Duy Hưng, ngắm lại khoảng trống trên những dãy tường không có “KCBT” (khoan cắt bêtông), không có “rút hầm cầu”, không còn “thông tắc cống” với dày đặc số điện thoại di động kèm theo. Minh họa: Trần Thái Một sáng sớm mai, chợt thấy ngõ nhỏ mà thênh thang trong mắt. Chợt thấy tiếng hót của con chim khướu nơi mái hiên nhà bạn tôi lanh lảnh, như gọi tên niềm vui “chào khách”. Chuyện là, Paul George Harding (69 tuổi), một cựu binh Mỹ, đang cư trú tại phường Trung Hòa (Cầu Giấy), từng băn khoăn tại sao Hà Nội lại thịnh vượng kiểu quảng cáo, rao vặt in dán chi chít trên tường nhà, cột điện. Thành phố này với những bức tường nhem nhuốc và mất mỹ quan hàng bao nhiêu năm rồi, mà chẳng có ai động vào tẩy xóa là sao? Nghĩ đây là thứ rác bám trên tường, Paul George Harding cùng nhóm học viên tự nguyện cầm xẻng, bình xịt nước, thang leo... để dọn rác. Họ tranh thủ mỗi ngày chừng hai giờ, đi theo các ngõ thông ra phố, tỉ mẩn xóa hết vết sơn in, bóc hết giấy rao vặt ở phường Trung Hòa. Tích ngắn thành dài, diện tích và cả diện mạo của những ngõ, phố mà nhóm Paul George Harding dọn dẹp đang đổi thay. Phố Trần Duy Hưng, nối phố Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Thị Định, Lê Văn Lương... đang được nhóm của Paul George Harding làm sạch, xóa hết dấu vết của kiểu quảng cáo bẩn mà đội quân khoan cắt bêtông từng gặp đâu in đó. Thành phố này không chỉ có chuyện ra ngõ là gặp “KCBT”, mà còn phiền lòng bởi nhiều thứ rác rưởi, bẩn thỉu khác. James Joseph Kendall, một người Mỹ còn trẻ tuổi hơn Paul George Harding, với cái xẻng xúc rác cỡ lớn, đã không quản ngại mất vệ sinh để nhảy xuống mương, trực tiếp vớt lên những ụ rác gây ô nhiễm dòng nước. “Tôi rất muốn làm sạch những dòng kênh, sông và cố gắng khơi thông dòng chảy của chúng” - anh nói. Khơi thông những dòng chảy đang tắc nghẽn trong thành phố này cũng đồng nghĩa với việc khơi gợi những suy nghĩ và hành động thiết thực để bớt đi những biểu hiện xấu xí của Hà Nội. Điều lạ là những người ngoại quốc như Paul George Harding, James Joseph Kendall làm điều đó khi mới sống ở Hà Nội chừng vài ba năm. Họ đã phản ứng nhanh hơn rất nhiều với những hiện trạng ô nhiễm của thành phố này so với người dân cư trú hàng chục năm nơi sở tại, và nói một cách công bằng, đây cũng là “nguồn lực” gây ô nhiễm của một dòng chảy, một khu phố. Đích thân ông chủ tịch TP Hà Nội đã đến thăm và gắn logo TP Hà Nội lên ngực áo James Joseph Kendall như một sự trân trọng hành động tốt. Những người dân ở phường Trung Hòa cũng hòa theo nhịp điệu tẩy rác tường của Paul George Harding, bất kể Hà Nội những ngày hè nắng gắt nóng ran khắp phố. Họ đang cùng làm cho Hà Nội xanh lên, xanh lên từ những điều tử tế và thiết thực nhất, thể hiện tình yêu với thành phố này bằng tri thức, bắt đầu từ việc cầm lên một cái xẻng.■ Tags: Cái xẻng người ngoại quốc
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Triển vọng kinh tế Mỹ dần ấm lại, dự đoán suy thoái giảm NGỌC ĐỨC 13/07/2025 Khảo sát mới nhất của Wall Street Journal cho thấy dự đoán tăng trưởng kinh tế Mỹ tăng, khả năng suy thoái giảm và lạm phát thấp trong ba tháng qua.
Lấp một đoạn sông Quán Trường ở Nha Trang để làm gì? PHAN SÔNG NGÂN 13/07/2025 Trước thắc mắc của nhiều người dân về việc một phần sông Quán Trường đang bị san lấp mà không rõ ai lấp, lấp để làm gì, lãnh đạo UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) đã có giải thích.
VinSpeed tuyển nhân lực cho đường sắt tốc độ cao trung tâm TP.HCM - Cần Giờ và Hà Nội - Quảng Ninh CHÂU TUẤN 13/07/2025 VinSpeed đang tuyển nhiều vị trí kỹ sư và quản lý cho hai dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Giờ và Hà Nội - Quảng Ninh.
Ông Duterte chỉ còn 'da bọc xương' trong bệnh viện? ANH THƯ 13/07/2025 Mạng xã hội lan truyền ảnh cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nằm trên giường bệnh, trông ốm yếu và đang truyền dịch.