TTCT - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, ông Ousmane Dione nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần góc nhìn của WB với tư cách là một đối tác phát triển nước ngoài về những giải pháp đối với những thách thức ĐBSCL đang đối mặt. Những vụ sụt lún như vụ sụt làm mất 14 căn nhà ven sông Vàm Nao, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (An Giang) vẫn đang là mối đe dọa thường xuyên với khu vực ĐBSCL. -Ảnh: Hữu Khoa * Ông đã nói về những giải pháp chiến lược chính để đối phó những thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt. Ông có thể nói rõ hơn về những điểm này?Chìa khóa để giúp khu vực ĐBSCL nằm ở khu vực thấp so với mặt nước biển và đông dân cư tăng khả năng thích ứng với BĐKH và gia tăng sự thịnh vượng một cách bền vững nằm ở ba lĩnh vực chính mà Chính phủ Việt Nam cần đặt ưu tiên chiến lược:Đầu tiên, việc thiết kế các chiến lược phát triển thích ứng với BĐKH đối với các khu vực sinh thái của ĐBSCL và nhân khẩu học là rất quan trọng.Việc chuyển đổi sinh kế và yêu cầu về cơ sở hạ tầng ở thượng châu thổ đòi hỏi phải tập trung vào các giải pháp ngăn chặn nước lũ và xây dựng một nền nông nghiệp thích nghi với lũ.Trong khi đó, đối với những khu vực duyên hải, cần mở rộng sinh kế nước lợ nhằm thích nghi với việc nhiễm mặn ngày càng tăng cao.Hai là, tăng cường các cơ chế kết nối khu vực ở cấp độ quốc gia, tỉnh thành và địa phương.Sự phát triển kinh tế khu vực, thích nghi với BĐKH và phát triển cơ sở hạ tầng toàn khu vực đòi hỏi cách tiếp cận “chính phủ như một khối thống nhất” - nghĩa là cần sự hợp tác giữa các tỉnh ĐBSCL, Chính phủ trung ương và khu vực tư nhân để có thể sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài chính và tài nguyên thiên nhiên sẵn có.Để làm điều này, Chính phủ cần tạo cơ chế cho phép đầu tư liên tỉnh và liên ngành ở khắp khu vực ĐBSCL. Hiện có những mô hình kết nối khu vực tốt là Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên.WB khuyên Chính phủ Việt Nam nên thực hiện những cú đấm mạnh mẽ về kết nối tổng thể: kết hợp các kế hoạch tổng thể từng khu vực, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh thành. Hoạch định và phối hợp hành động cần đi song song để tạo hiệu quả.Có nhiều ví dụ điển hình về mô hình thể chế toàn vùng của một số quốc gia khác, như Văn phòng Ủy viên Quản lý Đồng bằng Hà Lan - cơ quan được giao quyền hạn, nhiệm vụ, kinh phí quy hoạch, đầu tư của Hà Lan;Cục quản lý vùng Thung lũng Tennessee của Mỹ đã chuyển hóa được một trong những khu vực lạc hậu của nước này thành một mô hình phát triển lồng ghép;một ví dụ nữa từ chính quê hương Senegal của tôi là “Tổ chức Quản lý vùng Lưu vực sông Senegal” OMVS, một tổ chức siêu quốc gia được giao thực hiện quy hoạch chung, đầu tư chung, triển khai chung, quản lý chung toàn bộ các chương trình phát triển liên quan đến nguồn nước của bốn quốc gia có sông nằm trong khu vực Châu thổ sông Senegal trên nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng.Ba là, và rất quan trọng, thành công của phát triển kế hoạch thích ứng với BĐKH phụ thuộc vào việc huy động nguồn lực và thiết lập khung tài chính bền vững.Chúng tôi khuyến khích Chính phủ phân bổ ngân sách phù hợp cho các khoản đầu tư tuân theo các quy định hiện hành về quản lý châu thổ và thiết lập các cơ chế rõ ràng để tăng cường các cơ chế tài chính tư nhân.Chính phủ cũng nên tăng cường đầu tư vào nguồn lực con người, tri thức công nghệ thông qua việc xây dựng năng lực, giáo dục và đào tạo. Phát triển ĐBSCL cần một sự chuyển đổi mô hình mang tính chất nền tảng - từ góc nhìn nông trại và cấp tỉnh chuyển sang một góc nhìn liên tỉnh, rộng khắp châu thổ và xuyên biên gới, từ một góc nhìn lĩnh vực ngắn hạn sang một góc nhìn dài hạn, đa lĩnh vực và thích ứng với biến đổi khí hậu.Ông Ousmane DioneTheo ông, đâu là những giải pháp chính để có thể chuyển đổi sinh kế bền vững ở ĐBSCL?- Có ba giải pháp chính. Thứ nhất, thích nghi với các điều kiện tự nhiên đang thay đổi bởi tác động của BĐKH như hạn hán, xâm ngập mặn, nơi quá nhiều nước, nơi quá ít nước, nước bẩn... mà nền kinh tế nước ngọt truyền thống ở bán đảo Cà Mau và các khu vực duyên hải đang đối mặt.Thay vì phản kháng lại các tác động này, các khu vực duyên hải cần dần dần thích nghi với nền kinh tế nước lợ, đồng thời thay đổi cách nhìn, xem nguồn nước lợ và nước mặn này là tài sản.Tương tự, các tỉnh thành ở thượng châu thổ nên chuyển đổi từ nền nông nghiệp thích ứng với lũ lụt sang việc thu lợi ích từ các cơn lũ, lượng trầm tích được bồi đắp, các chất dinh dưỡng, và tái nạp tầng ngậm nước.Thứ hai là thúc đẩy sự đa dạng hóa và xây dựng năng lực cạnh tranh.Việc chuyển đổi sinh kế sẽ đòi hỏi tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và hộ gia đình cùng hợp tác để tạo ra những điều kiện cần thiết như nghiên cứu thị trường, cơ sở hạ tầng... để thực hiện sự chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất dựa vào nước ngọt sang các hệ thống sản xuất thích ứng với nước mặn như gạo/trồng rau quả, tôm/nuôi trồng thủy sản trong ngắn hạn, hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững trong dài hạn.Cuối cùng là tăng cường tạo công ăn việc làm. Chính phủ nên chủ động khuyến khích và tạo đòn bẩy cho các nguồn đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn cho lực lượng lao động ở khu vực nông thôn.Để đạt được mục tiêu này cần có kế hoạch liên kết vùng phù hợp giữa lĩnh vực sản xuất, chế biến, hậu cần, tiếp thị... Mô hình đối tác công tư (PPP) có thể là một mô hình tốt để huy động các nguồn lực tốt nhằm thực hiện cách tiếp cận này.Theo ông, đâu là cơ chế tài chính thích hợp để giúp chuyển đổi mô hình và phát triển bền vững ĐBSCL?Đầu tư và nguồn vốn là những yếu tố chính cần thiết. Việt Nam có thể cân nhắc thành lập một Quỹ Phát triển ĐBSCL, có cơ chế quản lý hoạt động rõ ràng, để huy động những nguồn vốn cấp bách, dành riêng cho từng mục đích, phù hợp với các nguyên tắc chung về quản lý bền vững, thích ứng khu vực.Cạnh đó là cơ chế giảm nghèo, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế - cơ chế này sẽ xác định đối tượng mục tiêu là các cộng đồng nghèo, yếu thế, trong đó sẽ nghiên cứu các mô hình bảo trợ xã hội, chương trình bảo hiểm v.v.WB muốn hỗ trợ xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển ĐBSCL. Chúng tôi đang triển khai dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL" trị giá 310 triệu USD nhằm giúp xây dựng năng lực chống chịu khí hậu và bảo đảm sinh kế bền vững cho 1,2 triệu dân sinh sống tại 9 tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi BĐKH, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển và lũ lụt.Chúng tôi đang phối hợp Bộ Xây dựng để chuẩn bị triển khai dự án về an toàn nguồn nước ở ĐBSCL. Trước đó, chúng tôi phối hợp Bộ GTVT thực hiện dự án phát triển giao thông nội địa ở ĐBSCL trị giá 534 triệu USD, trong đó WB đóng góp 363 triệu USD.Rất cảm ơn ông.■Ngày 11-7-2016, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký hiệp định cho các khoản vay và tín dụng trị giá 560 triệu USD hỗ trợ hai dự án nhằm hỗ trợ phát triển đô thị và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm sinh kế bền vững tại ĐBSCL.Trong số này, 250 triệu USD sẽ dành cho dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị nhằm giảm nhẹ rủi ro lũ lụt và cải thiện kết nối giao thông giữa trung tâm thành phố với các khu đô thị mới.Khoản 310 triệu USD còn lại dành cho dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long” nhằm giúp xây dựng năng lực chống chịu khí hậu và bảo đảm sinh kế bền vững cho 1,2 triệu dân sinh sống tại 9 tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển và lũ lụt.Dự án tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực quy hoạch theo hướng thích ứng với khí hậu cũng như năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu trong quản lý sử dụng nguồn đất và nước. Tags: Biến đổi khí hậuĐBSCLNgân hàng thế giớiOusmane DioneĐồng bằng SCLGiám đốc ngân hàng thế giới
Văn hóa giao thông: Không thể chỉ dựa vào phạt nặng cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 11/01/2025 1483 từ
Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng nắm nhiều vị trí tại thành viên Vingroup CÔNG TRUNG 15/01/2025 Ông Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000) là con trai thứ 2 của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương. Dù chỉ mới 25 tuổi, ông Minh Hoàng đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt TRẦN PHƯƠNG 15/01/2025 Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt, cơ quan điều tra chống tham nhũng Hàn Quốc thông báo ngày 15-1.
Nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam ngừng hoạt động THÀNH CHUNG 15/01/2025 13 kênh truyền hình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cùng kênh truyền hình VOV, truyền hình Nhân Dân chính thức ngừng phát sóng từ 15-1.
Ùn ứ nghiêm trọng trên đường Phạm Văn Đồng do đèn xanh 'hơi ngắn' MINH HÒA 15/01/2025 Sáng 15-1, hàng ngàn xe máy, ô tô bị ùn ứ nghiêm trọng trên đường Phạm Văn Đồng, hướng từ TP Thủ Đức đi quận Bình Thạnh, TP.HCM.