Với mức lũ năm 2.000 và diện tích lúa vùng tứ giác Long Xuyên có khả năng hấp thu 9,2 tỉ m3 nước lũ. Năm 2011 khả năng hấp thu lũ giảm, chỉ còn khoảng 4,7 tỉ m3 vì các hệ thống đê bao, cống đập... 1/2 lượng nước còn lại đi vào các đô thị gây ngập. Ông Nguyễn Hữu Thiện. Ảnh: Chí Quốc Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho biết: Sông Mekong là sông có tổng lượng nước đứng thứ 3 trên thế giới, khoảng 475 tỉ m3, sau sông Trường Giang (Dương Tử) ở Trung Quốc, sông Congo ở Trung Phi. Dù trên hệ thống sông này có nhiều đập thủy điện góp phần làm giảm nguồn lợi thủy sản, sự đa dạng sinh thái, giảm lượng phù sa, tăng sạt lở... nhưng nó không làm thay đổi nhiều tổng lượng nước hàng năm. Vấn đề thiếu tài nguyên nước một phần ở biến đổi khí hậu nhưng chủ yếu là do con người. Cụ thể, hàng năm lũ về theo nguyên tắc phải có chỗ chứa như khu Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên... nhưng hiện tại chúng ta ngăn đập, đắp đê... khiến lượng nước này chảy trên sông Tiền, sông Hậu rồi đi thẳng ra biển. Thậm chí nước có chảy chỉ vào các sông, kênh nhỏ chứ không vào khu nội đồng. Điều này giải thích vì sao thời gian gần đây mỗi khi xuất hiện triều cường, nước trên các sông rạch dâng cao hơn gây ngập các khu nội thị vì bị thiếu chỗ chứa, không thấm vào đất được. Đợt ngập lênh láng tại hàng loạt khu vực như Cần Thơ, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), Vĩnh Long, Mỹ Tho... vào tháng 8 âm lịch năm 2018 là minh chứng. Một nghiên cứu của Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế (ICEM) so sánh khả năng hấp thu lũ giữa năm 2000 và năm 2011 cho thấy với mức lũ năm 2.000 và diện tích lúa vùng tứ giác Long Xuyên, khả năng hấp thu 9,2 tỉ m3 nước lũ. Năm 2011 khả năng hấp thu lũ chỉ khoảng 4,7 tỉ m3 vì các hệ thống đê bao, cống đập... Khoảng 1/2 lượng nước còn lại đi vào các đô thị gây ngập. Một vấn đề khác là nước mặt trên sông rất nhiều nhưng người dân lại đào giếng sử dụng nước ngầm. Đây là một nghịch lý nhưng cũng có lý do của nó. Hàng chục ngàn con đập, đê gây thay đổi dòng chảy tự nhiên, gần như không còn hình ảnh “nước lớn, nước ròng” như xưa mà chỉ chảy lờ đờ, thậm chí nhiều khúc sông, kênh chẳng khác nào những ao, hồ lớn. Những con sông này hàng năm nhận hàng triệu tấn phân bón, thuốc trừ sâu... nên người dân không dám lấy trữ dùng sinh hoạt, thậm chí tắm rửa, chỉ dùng để tưới. Người dân đối mặt tình trạng ngập nặng nề hơn do một phần biến đổi khí hậu, một phần do tình trạng khai thác nước ngầm dẫn đến lún mặt đất. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên có thể bắt nguồn từ nền nông nghiệp thâm canh, không cho đất nghỉ ngơi. Hiện nay số lượng đất canh tác ba vụ ở mức khoảng 800.000ha, chưa kể đất vườn cây ăn trái... Để canh tác chắc chắn phải đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt, kênh rạch thành hồ, nước lũ về chảy “tuột ra” biển. Nói cách khác, ta đã can thiệp rất thô bạo vào tự nhiên bằng các công trình. Chúng ta tự hào việc đứng nhất, nhì trên thế giới về xuất khẩu lúa, gạo nhưng người dân vẫn “không khá nổi” mà còn đứng trước những thách thức lớn về ô nhiễm nguồn nước, cằn cỗi đất. Giải pháp đã có nghị quyết 120 ngày 17-11-2017 của Chính phủ. Tuy nghị quyết này đề cập phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng những ý chủ đạo có thể phù hợp cho nhiều khu vực. Trong đó, ưu tiên số 1 là quá trình phát triển tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Thứ hai, phải xem nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên chứ không phải là “kẻ thù” như trước mà ngăn chặn. Bởi bản chất ĐBSCL phải là đồng bằng mở, phải có nước vô, nước ra hằng ngày mới tháo rửa sạch, làm đất tươi tốt. Kế đó, phải chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất thuần túy chạy theo số lượng sang nền nông nghiệp chú trọng vào chất lượng và chuỗi giá trị. Ví dụ, trước đây làm lúa càng nhiều càng tốt bán với giá 300 USD/tấn, giờ làm ít hơn, chất lượng hơn để bán giá gấp đôi hoặc biến lúa gạo thành đặc sản. Cuối cùng là cần xoay trục ưu tiên, trước đây lúa là ưu tiên hàng đầu rồi mới đến cây trồng khác và thủy sản, bây giờ cần đưa thủy sản lên hàng đầu rồi mới tới cây trồng khác và lúa.■ Tags: Đồng bằng sông Cửu LongNguyễn Hữu ThiệnNghịch lý thừa và thiếu nước
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dự lễ phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3 THẢO LÊ 12/09/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng phu nhân tham dự buổi lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức.
Hiện trạng những cây cầu lớn tại Hà Nội khi lũ trên sông Hồng đạt đỉnh và rút chậm PHẠM TUẤN 12/09/2024 Sáng 12-9, lũ trên sông Hồng (Hà Nội) đạt đỉnh ở mức trên báo động 2, đang rút rất chậm. Vậy hiện trạng của những cây cầu lớn bắc qua con sông trên đang như thế nào?
Đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng HỒNG QUANG 12/09/2024 Ông Hoàng Quốc Vượng (cựu thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng 11 bị can khác bị đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.
Đồng loạt giảm sâu, giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít NGỌC AN 12/09/2024 Liên bộ Công Thương - Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h chiều nay (12-9). Đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp với mặt hàng này.