TTCT - Trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của Tổng cục TDTT, thể thao VN vẫn “phấn đấu tốp 3 SEA Games” dù cả ba kỳ đại hội gần đây Thể Thao VN đã ổn định trong tốp này. Sao cứ mãi là “tốp 3” khu vực? TTCT - Trong Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 của Tổng cục TDTT, thể thao VN vẫn “phấn đấu tốp 3 SEA Games” dù cả ba kỳ đại hội gần đây Thể Thao VN đã ổn định trong tốp này. Thắc mắc trên được TTCT chuyển đến trong cuộc trò chuyện với ông NGUYỄN HỒNG MINH, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao. Ông Minh nói: Ông Nguyễn Hồng Minh (bìa trái) với đội tuyển nhảy cao nữ - Ảnh: Tr.H. - Thứ hạng tại SEA Games không thể hiện rõ trình độ thể thao của mỗi nước. Khi một quốc gia đăng cai SEA Games, họ tìm cách đưa những môn thế mạnh của mình vào chương trình thi đấu để lấy thứ hạng. Đó là lý do vì sao năm 2001 Malaysia chiếm vị trí số 1 khi SEA Games 21 tổ chức ở nước này, năm 2003 VN đứng số 1 toàn đoàn tại SEA Games 22 tổ chức ở VN, năm 2005 Philippines dẫn đầu khi đăng cai SEA Games 23. Hiện tại, vững vàng ở vị trí số 1 với khoảng cách khá xa, theo tôi, chỉ là Thái Lan mà thôi. Còn lại, VN chỉ xấp xỉ Malaysia, Philippines. Vì vậy, tôi cho rằng thể thao VN không nên đặt mục tiêu tại đấu trường SEA Games mà cần xác định xây dựng mục tiêu tại Asiad và đấu trường Olympic. Năm 2006, trong mục tiêu đến Asiad 15 ở Doha, chỉ tiêu mà ông Huỳnh Vĩnh Ái ban đầu giao là chúng ta phải đạt khoảng 6 HCV, nhưng tôi chỉ nhận 3 vì thấy mình không có khả năng. Cuối cùng, đoàn thể thao VN chỉ giành được 3 HCV, 14 HCB và đứng vị trí 19. Trong thi đấu có rất nhiều bất ngờ và quan trọng hơn đó là quá trình chuẩn bị. Nếu ta không có cả một quá trình chuẩn bị từ vài năm đến hàng chục năm mà đặt ra chỉ tiêu thì việc thực hiện là vô cùng khó khăn. Tại SEA Games 2003 trên sân nhà, thể thao VN đứng đầu với số HCV áp đảo, gần gấp đôi đoàn thứ nhì Thái Lan. Hai năm sau tại Philippines, thể thao VN xếp thứ ba sau nước chủ nhà và Thái Lan. Đến 2007 tại Bangkok, thể thao VN xếp thứ nhì, sau chủ nhà Thái Lan. Điều đó cho thấy thể thao VN đã ổn định ở tốp 3 khu vực.* Ông đánh giá thế nào về mục tiêu đứng thứ 12-14 (tức phải đoạt tối thiểu 6-8 HCV) tại Asiad Quảng Châu 2010 trong chiến lược? - Hiện chúng ta có một số niềm hi vọng ở các môn cử tạ, karatedo, wushu, cầu mây, taekwondo... có khả năng giành huy chương tại Asiad Quảng Châu. Tuy nhiên, đó chỉ là có thể, trong thi đấu không có gì đảm bảo những môn đó, những VĐV đó sẽ mang HCV về cho VN. Những người làm chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 chỉ đưa ra mục tiêu chứ không xác định được điều kiện cần có để thực hiện mục tiêu, cần phải làm như thế nào, tập trung vào VĐV nào để đạt được mục tiêu đó thì không nói tới. Do vậy, mục tiêu ở Quảng Châu, theo tôi, khó có thể đạt được. * Liên quan đến chỉ tiêu tại các kỳ Olympic thì sao, thưa ông? - Với mục tiêu Olympic, thể thao VN cần xác định được các nội dung, bộ môn mà trình độ của VN tiếp cận gần nhất đối với trình độ Olympic, không thể chọn bừa môn nào cũng được. Chu kỳ Olympic bốn năm một lần, có VĐV phải chuẩn bị bốn năm, có VĐV phải chuẩn bị mười năm mới có hi vọng đến Olympic. Từ trước tới nay, ta chưa có VĐV nào được tập trung khoảng năm năm để chuẩn bị cho Olympic. Tại Bắc Kinh 2008, chúng ta chủ định tập trung vào ba môn: taekwondo (3 VĐV), cử tạ (2 VĐV), vật tự do nữ (3 VĐV). Chỉ có thế thôi. Vậy mà cuối cùng taekwondo không đạt, Hoàng Anh Tuấn ở cử tạ chuẩn bị chậm, còn vật nữ thì không chuẩn bị gì và không giành được vé đến Olympic. Giờ ta vẫn có một số môn có khả năng giành huy chương tại Olympic London, trong đó cả Hoàng Anh Tuấn mà đến giờ cũng không ai chăm lo cho Tuấn. Taekwondo thì không thấy có hi vọng nào và trình độ ngày càng xa thế giới. Vật nữ có cơ hội tại đấu trường châu lục và thế giới, nhưng ta để lãng phí, không đầu tư. Do vậy, mục tiêu giành huy chương và có khoảng 30 VĐV đoạt vé đến Olympic London là điều không thực tế. Thậm chí khi đặt chỉ tiêu như vậy, những nhà hoạch định không đưa ra một kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Con số 30 VĐV sẽ tham dự Olympic London dựa trên cơ sở nào, là ai, môn nào? Không ai biết. Đây thật sự là điều lo ngại đối với thể thao VN. KHƯƠNG XUÂN thực hiện
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp DUY LINH 04/10/2024 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đã đến Pháp, bắt đầu các hoạt động từ ngày 4-10 với nhiều nội dung quan trọng.
Tin tức thế giới 4-10: Tổng thư ký LHQ được ủng hộ; Triều Tiên tuyên bố dùng vũ khí hạt nhân khi cần BÌNH AN 04/10/2024 Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố ủng hộ ông Guterres do Israel cấm nhập cảnh; Bà Melania Trump ủng hộ quyền phá thai, trái ngược với chồng.
Tin tức sáng 4-10: Giá USD ngân hàng bất ngờ bật tăng; 'Ém' loạt giao dịch, một công ty bị phạt nặng TUỔI TRẺ ONLINE 04/10/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm ở nhiều kỳ hạn; Xu hướng doanh nghiệp dùng AI tìm nhân sự, sàng lọc hồ sơ xin việc; Chủ tịch một doanh nghiệp nhà nước xin nghỉ sau chưa đầy nửa năm...
Rapper Negav và nhóm chat 3.000 thành viên: Khi nhóm kín không còn kín Đ.Dung 04/10/2024 Vì những phát ngôn tục tĩu, phản cảm, miệt thị, xúc phạm người khác trong nhóm kín, có không ít người phải 'ăn' trái đắng.