TTCT- Các bác sĩ Châu Âu đến Việt Nam vì nước ta có phổ bệnh lý khác với nước của họ. BS Nguyễn Phú Hữu, Bệnh viện Bình Dân, hướng dẫn các bác sĩ Philippines đặt cánh tay robot vào vị trí phù hợp để phẫu thuậtPGS.TS.BS Lê Minh Khôi, trưởng phòng khoa học và đào tạo, BV Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định kỹ thuật mổ nội soi tại BV Đại học Y Dược ở một đẳng cấp rất cao và đây là thế mạnh thật sự của BV này. Ông giải thích vì sao ngày càng nhiều sinh viên từ châu Âu đến đây: "Chương trình học của họ yêu cầu các sinh viên y khoa phải có một thời gian ngắn đi học ở nước ngoài. Sinh viên y khoa ở các nước như Anh, Pháp, Đức, Áo... thường chọn đến một đất nước có phổ bệnh lý khác với phổ bệnh lý tại đất nước của họ để học". Đó cũng là một dịp tốt để họ vừa đi học, vừa đi du lịch, tìm hiểu con người, văn hóa của một đất nước khác. Những năm trước đại dịch Covid, số sinh viên nước ngoài sang học khoảng 20 người. Nhưng sang năm 2022 đã có 104 sinh viên, năm 2023 tăng lên 215 sinh viên và năm 2024 sẽ còn tăng".Vị thế của một đô thị mang tính chất quốc tế như TP.HCM mang lại một lợi thế nữa: những sinh viên nước ngoài thuê nhà sống trong các khu phố Tây dễ dàng. Các bác sĩ BV Đại học Y Dược TP.HCM có thế mạnh là ngoại ngữ, và nhiều điều dưỡng có thể nói tiếng Anh tốt. Tất cả khiến việc sống ở đây và theo học, trao đổi trong quá trình học tập đối với các sinh viên nước ngoài trở nên thuận lợi."Tôi dạy cho các sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học, và cũng học hỏi được ở họ nhiều điều - PGS Lê Minh Khôi nói - Từ 20 năm trước, khi điều trị cho bệnh nhân, tôi thường nghĩ mình là bác sĩ, là người hiểu biết về bệnh này, nên việc quan trọng nhất là điều trị cho bệnh nhân, chứ ít nghe bệnh nhân nói".Nhưng khi điều trị cho bệnh nhân với cách thức như vậy, nhiều sinh viên nước ngoài đã thắc mắc, chính điều này khiến ông nhìn lại, điều chỉnh và lắng nghe bệnh nhân nhiều hơn. "Ngày tôi đi học ở nước ngoài, có những khoa lớn của BV nhưng một ngày chỉ mổ 2 ca, một tuần chỉ mổ 4-5 ngày, khác hoàn toàn với các BV nước mình, bác sĩ Khôi nói thêm - Nhưng tôi học được nhiều điều. Khi học nội trú ở Pháp, tôi chứng kiến một chuyện: khi các giáo sư, bác sĩ đang giao ban ở khoa, một cặp vợ chồng đến thăm con họ đang điều trị ở đó. Trong phòng không còn chiếc ghế nào. Giáo sư đã đưa ngay cái ghế của ông cho hai vợ chồng ngồi khi thăm con. Đó mới đúng là coi bệnh nhân là trung tâm. Việt Nam cần học hỏi, cải thiện".Các bác sĩ nước ngoài đến BV Đại học Y Dược học tất cả các khoa, nhiều nhất là kỹ thuật mổ nội soi, ở khoa cấp cứu, phụ sản, nội tiết, gây mê hồi sức, thần kinh, chấn thương... Những người tới học một kỹ thuật nào đó có thể từ 2 tuần đến 6 tháng. Mong muốn chung của các trưởng, phó khoa tại BV Đại học Y Dược là xây dựng một chương trình đào tạo chung cho người nước ngoài, hoặc trở thành một phần trong chuỗi đào tạo y khoa thế giới, chẳng hạn một học viên nước ngoài ra nước ngoài học 1 năm thì có thể học 6 tháng ở Thái Lan, 3 tháng ở Malaysia và 3 tháng ở Việt Nam.■ Tags: Sinh viên y khoaBác sĩPhổ bệnh lýNgười nước ngoài
Bầu cử Mỹ: Hòa ở điểm bỏ phiếu đầu tiên, ông Trump tiếp tục vận động xuyên đêm NGỌC ĐỨC 05/11/2024 Đúng 0h ngày 5-11 (giờ địa phương), người dân Dixville Notch (bang New Hampshire) bỏ những lá phiếu đầu tiên trong ngày bầu cử Mỹ năm 2024.
Người vợ của Anh hùng biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai: Hòa bình rồi, tôi không còn làm vợ bé... HỒ LAM 05/11/2024 Ngày đất nước thống nhất, bà Đặng Thị Tuyết Mai, người vợ sau của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai mừng khấp khởi: 'Hòa bình rồi! Chồng tôi làm cách mạng, tôi không có làm 'vợ bé' của ai hết...'
Cận cảnh đôi đũa bằng ngà hải mã của vua Hàm Nghi được cho có thể phát hiện chất độc NHẬT LINH 05/11/2024 Ba hậu duệ của vua Hàm Nghi đã dành tặng lại 4 cổ vật, cũng là kỷ vật được vua sử dụng thuở sinh thời cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, trong đó có đôi đũa của nhà vua.
20 trẻ mầm non phải vào viện do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột TTXVN 05/11/2024 Chiều 5-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết sức khỏe 20 trẻ mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ổn định.