TTCT - Ngay trong lòng một siêu đô thị cuồn cuộn xe cộ và khói bụi, giữa những khối bê tông, vẫn có những sinh linh bé nhỏ kiên gan sinh tồn: chim chóc réo rắt, thú nhỏ lặng lẽ và côn trùng bền bỉ. Chim chích bông (hay chiền chiện bụng hung - prinia) săn mồi tại công viên Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, quận 7Trên những tán me dọc đường Nguyễn Du, sóc nâu chạy nhảy kiếm quả chín. Tiếng chim sẻ vẳng lên giữa mớ âm thanh hỗn độn của còi xe. Ở công viên Tao Đàn, những con chim hút mật tìm được nụ hoa đầy mật ngọt. Ở những mảnh đất trống ngoại ô, chim cu vẫn hát khúc trầm bổng, những con rắn cườm chọn lối ẩn mình ở bãi cỏ. Tiếng dế kêu rè rè ven kênh, ong mật xây tổ dưới mái hiên nhà. Chúng len lỏi tìm chỗ dung thân, tô điểm cho Sài Gòn bằng những nét sống động mong manh, kể ta nghe câu chuyện về sự sống và hy vọng.Ruồi sát thủ (Promachus leoninus) ăn thịt ruồi, chụp ở quận 7. Đây là một loài ăn thịt, khi bắt được con mồi, chúng tiêm nước bọt gây tê liệt con mồi, rồi các enzyme phân giải protein dẫn đến sự phân hủy và hóa lỏng các mô bên trong. Sau đó, nó hút chất lỏng bên trong con mồiHai cặp bướm đang giao phối, chụp tại công viên Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, quận 7Chân dung của một con bọ hổ (Tiger beetle, thuộc họ chân chạy Carabidae, dài toàn thân khoảng 15-20mm) chụp tại Đền Hùng, Thủ Đức. Đây là loài côn trùng chạy nhanh nhất hành tinhXén tóc (Cerambycidae) - nhân vật được tả rất sống động trong Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, chụp ở công viên Tao ĐànKiến ba khoang (Paederus fuscipes) - nỗi khiếp đảm của người dân. Tuy nhiên, đây không phải là loài kiến hung dữ, đi cắn người. Chẳng qua trong cơ thể nó có chứa chất kịch độc, và khi giết nó, chất dịch ấy dính vào người làm đau rát, lở loét. Hung thần của kiến ba khoang là kiến càng, tôi chụp được một “pha” kiến càng cắn cổ kiến ba khoangCò bợ đánh nhau (Ardeola bacchus), còn gọi là cò ma, cò cói - một loài chim thuộc họ diệc. Cò bợ thường có bộ lông nền trắng, lưng màu nâu, mỏ vàng với đầu mỏ đen; chân và mắt cò màu vàng. Lông cò chuyển sang màu đỏ, xanh và trắng vào mùa sinh sản. Tháng 3-4 là mùa cò bợ thay lông rất đẹp, có thể ngắm chúng ở hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ HưngRắn roi (Ahaetulla prasina) đang lột xác, chụp tại Đền Hùng, Thủ Đức. Cả rắn roi lẫn rắn cườm đều không độcRắn cườm (Chrysopelea ornate) bắt tắc kè. Đây là loài rắn không có độc, chụp tại hồ đá trong khu ĐHQG TP.HCMNhiều bậc cha mẹ muốn con mình gần gũi hơn với thiên nhiên, nhưng lại nghĩ cần phải đi xa, lo tốn kém thời gian và tiền bạc. Nhưng nếu thực sự quan tâm tới việc gieo vào tim trẻ con tình yêu thiên nhiên, làm giàu cho trẻ kiến thức về thiên nhiên thì Sài Gòn giờ cũng không thiếu những chuyện kỳ thú. Những bức ảnh các loài chim, bò sát, côn trùng này đều được chụp ngay tại Sài Gòn: Đền Hùng (Thủ Đức), Tao Đàn (quận 1), công viên cầu Ánh Sao (quận 7)... Tags: Động vật hoang dãNhiếp ẢnhTHIÊN NHIÊNTrẻ em
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Tin tức thế giới 15-7: Ông Zelensky hoan hỉ sau điện đàm với ông Trump và lãnh đạo NATO THANH HIỀN 15/07/2025 EU dọa đáp trả thuế Mỹ, ông Trump lại dịu giọng tuyên bố sẵn sàng đàm phán.
Tin tức sáng 15-7: Mạng vệ tinh Starlink của Elon Musk hoạt động tại Việt Nam từ quý 4-2025 CHÍ HIẾU 15/07/2025 Tin tức đáng chú ý: Mạng Starlink của tỉ phú Elon Musk hoạt động tại Việt Nam từ quý 4 năm nay; 105.500 tỉ đồng vừa được vay qua kênh trái phiếu doanh nghiệp...
Biển báo giao thông: Đừng đánh đố tài xế TRỊNH MINH GIANG 15/07/2025 Tài xế lái xe qua một số tuyến quốc lộ ở khu vực Bình Thuận cũ (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng) thường cảm thấy bất an, bức xúc vì các biển báo tốc độ và cấm vượt thay đổi rất đột ngột, có mật độ rất dày. Biển báo chưa thực sự hợp lý có thể gây mất an toàn.
Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI PHẠM TUẤN 14/07/2025 Giám đốc Công an Hà Nội cho biết dự kiến đến 18-12, khi lắp đủ camera AI, giao thông Hà Nội sẽ không cần cảnh sát giao thông nữa.