TTCT - Tình trạng "vỡ trận" ở nhiều địa phương trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua xuất phát từ việc du khách thiếu niềm tin với các gói tour du lịch. Du khách tắm biển bãi Sau, Vũng Tàu trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Ảnh: Đ.HÀ Ở các nước, hình thức du lịch tự túc rất phát triển và được ưa thích nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, Internet. Tuy nhiên, hình thức này lại đang bị xem là “kẻ phá bĩnh” của quá trình hồi phục bền vững của du lịch VN.Khách đông nhưng doanh nghiệp vẫn khóHơn 6,1 triệu lượt khách Việt vừa du xuân, trong đó nhiều địa phương như Tây Ninh, Vũng Tàu và Đà Lạt đã đón lượng khách kỷ lục. Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách Tết Nguyên đán 2022 tăng hơn nhiều so với kỳ nghỉ Tết dương lịch 2022 ở hầu hết các hành trình tour, gồm cả tour cho khách đoàn và khách lẻ, khởi hành theo lịch định sẵn. Nhưng với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm khó. Giám đốc một doanh nghiệp lữ hành cho biết trong mùa Tết vừa qua, cả công ty chỉ có một chiếc xe 45 chỗ chạy trên đường, 6 xe còn lại vẫn “phủ bạt”. Đây cũng là tình hình chung của nhiều đơn vị khác khi số xe nằm bãi là “bao la”, trong khi những mùa Tết trước, các doanh nghiệp thường phải thuê xe ngoài, thậm chí thuê cả xe buýt mới đủ phục vụ khách.“Lượng khách tăng cao chủ yếu là khách tự đi bằng xe cá nhân, tự sắp xếp chuyến du lịch thay vì mua tour. Số khách lên đường phút chót này góp phần làm tăng tình trạng quá tải, bát nháo và cả chặt chém ở nhiều địa phương, gây nên một hình ảnh méo mó của ngành du lịch”, vị này nói."Giờ cái nào khó nhai thì mới đến lượt doanh nghiệp" - ông Trần Thế Dũng, tổng giám đốc Lữ hành Fiditour, than. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đến 27-28 tháng chạp vẫn có khách gọi điện đến nhờ đặt tour, dịch vụ, khi mà mọi thứ đã chốt sổ.Các ứng dụng công nghệ ra đời, cho phép khách đặt và chi trả trực tuyến các hoạt động mua vé, đặt phòng, giúp các gia đình tự đi du lịch dễ dàng hơn. Vì thế, ai cũng nghĩ phòng luôn có sẵn, nhưng chạy xe tới nơi thì tất cả đã kín.Nỗi “sợ đi tour”Mùa du lịch Tết năm ngoái, dịch bệnh bùng phát trở lại đúng vào cao điểm, hàng loạt khách hàng yêu cầu hủy tour, kể cả những tour không đến vùng dịch do tâm lý e ngại, chỉ một số ít khách đồng ý hoãn tour sang thời điểm khác. Không ít du khách ấm ức chịu mất tiền vì quy định không đi được thì không được hoàn tiền của các công ty, hoặc thời gian hoàn tiền kéo dài. Ông Lại Minh Duy, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, thừa nhận rất khó phác họa chân dung du khách lúc này. Dẫu nhiều khách sợ đi tour vì không muốn gò bó, chủ động hơn trong lịch trình và muốn có cảm giác an toàn trong mùa dịch, “nhưng theo tôi, e ngại lớn khiến khách có xu hướng du lịch tự túc là chính sách hủy dịch vụ chưa đảm bảo quyền lợi cho du khách". Nhiều doanh nghiệp cũng muốn thay đổi chính sách này nhưng "phần lớn ở thế kẹt” - ông Duy nói. Có nhiều cái khó quá tầm của một doanh nghiệp lữ hành, từ đàm phán hoàn tiền, đến xử lý các tình huống nhiễm COVID-19 trong khi đi du lịch.Du khách đi tour tại một công ty du lịch trong dịp Tết vừa qua. Ảnh: V.T. Ông Bùi Thế Duy, giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, kể năm ngoái, doanh nghiệp có đoàn khách 200 người đến Phan Thiết, tour thiết kế ở khách sạn 4-5 sao, nhiều hoạt động kết hợp. Nhưng trước thời điểm khởi hành không lâu, địa phương chuyển sang vùng cam, tour đành ngưng. Khi đó phía khách sạn đã chuẩn bị xong nguyên liệu, thực phẩm cho chương trình… “Chúng tôi và khách sạn phải gánh tiền thực phẩm”, ông kể.Một vướng mắc khác của công ty du lịch là không thể tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu như trước kia để hấp dẫn du khách. “Khách ưu tiên an toàn lúc này nhưng vẫn kỳ vọng thị trường có khuyến mãi. Nhưng điều này bất khả thi vì chi phí tổ chức trong bối cảnh dịch đã cao hơn trước rất nhiều”, ông Trần Thế Dũng nói.Tour thay đổi theo xu hướngNhững tháng đầu năm 2022, các hãng lữ hành lớn như Vietravel, Saigontourist, Fiditour… vẫn ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi lượng khách hàng đặt mua tour du lịch với thời gian từ 2-4 ngày khá lớn.Song nhiều công ty du lịch không còn mặn mà khai thác tour cao điểm trong các ngày lễ vì chi phí dịch vụ trong dịp này thường tăng cao nên lợi nhuận thấp. Những người lâu năm trong nghề thường xem du lịch lễ là tín hiệu để đánh giá nhu cầu của thị trường, đo lường tâm lý hơn là chuyện doanh thu.Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, phó giám đốc ban tiếp thị Vietravel, nhận định các công ty lữ hành còn rất nhiều khó khăn để hồi phục thị trường, đặc biệt trong mùa hè này.Du lịch đặt trước dịch vụ hay theo hình thức trọn gói là cách đi du lịch an toàn khi du khách không phải lo lắng về những rủi ro về nơi ở hay bị chặt chém dịch vụ ăn uống, vui chơi. Tuy nhiên, du lịch tự túc vẫn cứ là xu hướng lớn cho cả năm 2022, vì thế, doanh nghiệp lữ hành buộc phải tính lại các sản phẩm, hoặc tìm cách chuyển hóa sản phẩm thích hợp hơn với nhu cầu mới của khách hàng. Trước đây, du khách thường tham khảo các tờ rơi với lịch trình tour cố định nhưng hiện nay, các tour được thiết kế mở. Nhân viên tư vấn sẽ trao đổi trực tiếp với khách, trình tour riêng, phù hợp từng nhóm khách. “Nhiều khách hàng chỉ nói mục đích của chuyến đi, tài chính và số lượng khách, chúng tôi sẽ thiết kế tour. Thay vì chốt cố định từ nhiều tháng trước, chúng tôi sẽ nương theo tình hình dịch, chọn thời điểm phù hợp”, bà Khanh cho biết. Cách thức này không chỉ áp dụng với khách lẻ mà cả tour có số lượng khách lớn.“Chúng tôi ghi nhận có nhiều khách sạn, nhà hàng đã không nhận đủ khách trước Tết một tháng nên chủ động giảm bớt nhân viên, thậm chí đóng cửa vì doanh thu không đảm bảo” - đại diện Hiệp hội Du lịch TP.HCM nhìn nhận thế khó mới hiện nay. Đã đến lúc các địa phương có thế mạnh về du lịch cần nghĩ đến việc dự báo, cập nhật các chỉ số như lượt xe, khả năng cung ứng phòng, lượt khách thực tế… trong thời điểm nhất định của kỳ nghỉ lễ - đại diện Vietravel đề nghị. Du khách trước khi bắt đầu chuyến đi có thể tham khảo, cân nhắc thay vì “lên xe và đi” mà không biết tình hình nơi đến thế nào.Người Thái làm rất chuyên nghiệp trong “phân bổ” khách như vậy. Trong mùa lễ hội Tết của người Thái, các địa phương chia thời gian rất cụ thể và thông báo các điểm tổ chức Tết, các lễ hội chính, cùng số lượt khách có thể đón để tránh bị dồn cục, quá tải ở các sự kiện. Sự cố đặt phòng qua sànTheo các công ty du lịch, để tránh rủi ro, không an toàn khi tự đi du lịch, du khách cần có sự chuẩn bị kỹ, lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi, điểm đến, các dịch vụ trước khi tự đặt vé máy bay, đặt phòng. Nếu không lên kế hoạch chi tiết, du khách có thể chịu chi phí đắt đỏ hơn đi tour.Anh P. cùng gia đình đã một trải nghiệm không mấy vui vẻ trong dịp Tết vừa qua. Sau gần 10 tiếng lái xe từ TP.HCM đến Nha Trang mùng 3 Tết, gia đình anh P. đã đặt phòng ở căn hộ qua sàn Traveloka để nghỉ qua đêm.Mọi thứ suôn sẻ cho đến khi anh liên lạc với chủ căn hộ và nhận được câu trả lời: “Chủ nhà chưa bao giờ làm việc với trang đặt phòng Traveloka” nên anh không được nhận phòng ở trong đêm mùng 3 Tết dù đã thanh toán thành công và nhận biên lai xác nhận qua email.Mãi đến gần đến 4h sáng, phía trang đặt phòng mới email cho anh P. đề xuất phương án xử lý là… tặng voucher 200.000 đồng cùng lựa chọn: anh có thể đặt một dịch vụ có giá tương đương hóa đơn đã thanh toán.Theo đại diện Traveloka, xuất phát từ lỗi cập nhật tình trạng hoạt động các đối tác trên trang web. Do tác động của dịch COVID-19, phần lớn các cơ sở, dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú tại VN phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đến nay, một số đối tác khách sạn/cơ sở lưu trú kinh doanh của Traveloka tại VN vẫn chưa cập nhật tình trạng hoạt động của họ trên ứng dụng/website, dẫn đến sự cố đặt phòng khách sạn trên nền tảng này như của anh P..“Do chúng tôi chưa nhận được thông báo hoặc cập nhật dừng kinh doanh từ phía khách sạn nên khách hàng vẫn đặt phòng được trên ứng dụng và khi khách hàng tới thì nhận được thông tin khách sạn đóng cửa. Bộ phận chuyên trách của nền tảng đang cập nhật tình hình kinh doanh mới và tránh trường hợp tương tự xảy ra trong thời gian tới”, đại diện nền tảng đặt phòng trực tuyến cho biết. Tags: Du lịchTour tếtXu hướng du lịchNỗi sợ đi tourDu lịch vỡ trận
Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật DUY LINH 03/12/2024 Rạng sáng 4-12 (giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Chính thức: Nghỉ 9 ngày liền dịp Tết Nguyên đán 2025 HÀ QUÂN 03/12/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo chính thức về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp BÌNH AN 03/12/2024 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3-12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập âm mưu nổi loạn.
Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? THƯỢNG KHẢI 03/12/2024 'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.