TTCT - Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam, thì văn hóa nên là trách nhiệm của tư nhân, hay nhà nước? Từ chuyện Hãng phim truyện Việt Nam, từng là thương hiệu văn hóa lớn của nước nhà, rơi vào thảm cảnh, nhìn rộng ra - ta có chuyện hao hao ở Hãng phim Giải Phóng - từng là thánh đường điện ảnh Sài Gòn với những Cánh đồng hoang, Vị đắng tình yêu, Gái nhảy…Xưởng thu thanh dựng phim nay trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng của các cửa hàng thuê trong khuôn viên Hãng phim. Ảnh: N. KHÁNHBộ phim truyện gần đây nhất của hãng này ra rạp (Mỹ nhân) là vào năm… 2015, do Nhà nước đặt hàng, có doanh thu khoảng 500 triệu đồng, bằng khoảng 1/30 kinh phí làm phim, dù là phim cổ trang có nhiều cảnh nóng của các nữ diễn viên xinh đẹp. Năm 2021, hãng có thêm phim Giông gió, dòng phim tuyên truyền, đoạt giải B Hội Điện ảnh TP.HCM nhưng không ra rạp. Hãng phim này chỉ có cái cổng số 212 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM là ít hoang tàn hơn bức ảnh chụp số 4 Thụy Khuê, Hà Nội, chứ bên trong cũng lắm trầy trật dù đã cổ phần hóa từ năm 2015.Ở đây, ta lưu ý một con số: Chỉ tiêu của ngành văn hóa từ 2021 đến 2030 là mỗi năm sản xuất 55-60 phim truyện!Trách nhiệm của ai?Bộ Văn hóa nước ta quản lý ba lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch. Trong ba ngành này, lĩnh vực có thể đem tiền về cho bộ là du lịch. Tuy nhiên, 10 tỉnh thành có tiềm năng du lịch lớn nhất lại tách du lịch thành một sở riêng.Cái khó nhất của bộ này là hầu như chỉ hoạt động bằng ngân sách. Và do đó văn hóa - động lực của phát triển xã hội - cơ bản chỉ có thể được duy trì và phát triển tùy thuộc bầu sữa ngân sách nhà nước.Một phần quan trọng trong nhiệm vụ của ngành văn hóa là bảo tồn những giá trị truyền thống của các cộng đồng dân cư - văn hóa, những việc khó thể kiếm ra tiền. Những bảo tàng các dân tộc ít người lèo tèo khách thăm, nhà hát quốc gia tuồng, chèo, cải lương một năm sáng đèn vài buổi, doanh thu bán vé có khi ít hơn tiền phát hành vé… là chuyện mà nhiều quốc gia gặp phải chứ không chỉ Việt Nam.Sản phẩm văn hóa giải trí bình dân của các công ty tư nhân chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của công chúng, chủ yếu là trung lưu thành thị. Nên những công chức văn hóa khó có thể yên tâm và hài lòng về vai trò và trách nhiệm của mình, để cứ đều đều tiếp tục làm việc với nhịp tăng giảm của nguồn ngân sách như hiện nay.Thỉnh thoảng vẫn có những chương trình biểu diễn các tác phẩm sân khấu lớn hay hòa nhạc của châu Âu - chủ yếu do các cơ quan ngoại giao, quỹ quốc tế hay nhãn hàng nước ngoài tài trợ. Một chương trình như thế do Nhà nước, mà đại diện là Bộ Văn hóa, bỏ tiền ra làm là không hề có. Lỗi ở đây rõ ràng không phải thị hiếu của nhân dân, hay vì nghệ sĩ nước ta không đủ sức biểu diễn. Vì lẽ, hỗ trợ trình diễn và quảng bá những sản phẩm văn hóa cao hơn mức bình thường lẽ ra phải là một KPI của ngành văn hóa.Làm văn hóa: Trước hết phải chuyên nghiệpNếu chuyện đấy là xa xôi thì nói gần gũi hơn: Những chương trình biểu diễn hàng trăm suất mỗi năm ở các điểm du lịch như TP.HCM, Hội An, Bà Nà…, du khách ai xem cũng trầm trồ khen ngợi, không chỉ bởi nội dung hay kỹ thuật, mà trước hết là nhờ tính chuyên nghiệp của diễn viên.Cho đến khi người khách cuối cùng rời ghế, các vũ công ở Hội An vẫn đứng nguyên tại vị trí biểu diễn, dù đấy là đêm diễn đầu tiên hay là thứ mấy trăm, dù trời có mưa gió bão bùng. Vé chương trình "Ký ức Hội An" không hề rẻ - hơn 500.000 đồng. Hay như chương trình "À Ố Show" với hàng ngàn suất diễn khắp thế giới - được một công ty tư nhân nhỏ ở TP.HCM dàn dựng và biểu diễn bền bỉ đã nhiều năm.Có bao giờ quan chức hữu trách của Bộ Văn hóa tự vấn về những câu chuyện đấy chưa? Có bao giờ họ đưa ra một đơn đặt hàng cho rất nhiều tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú của các nhà hát quốc gia, liên đoàn xiếc, trường đại học văn hóa…: Hãy làm ra một chương trình diễn được 100 suất/năm, chất lượng đêm nào cũng giống nhau - cho khách xem hài lòng với tiền mua vé bỏ ra?Với khả năng của nghệ sĩ Việt Nam hiện giờ, chắc chắn nhiều người dàn dựng và biểu diễn được những chương trình như thế. Còn lý do không, hay chưa làm được, chắc chắn sẽ rất nhiều: cơ chế, quy định, nguồn lực, tài chính… Chính ở đây, người ta chưa thấy được vai trò của Bộ Văn hóa.Thời gian qua, giới trí thức, văn nghệ sĩ và những người ưu tư với đời sống văn hóa của xã hội than phiền rất nhiều về trình độ thưởng thức và thị hiếu của dân chúng đi xuống và tầm thường hóa, các sản phẩm nghe nhìn bị tư nhân thao túng và hướng đến những tiểu tiết rẻ tiền, hay yếu tố bản địa bị văn hóa nước ngoài lai căng lấn lướt. Dường như lỗi đấy là do thị trường và tham ái lợi nhuận. Nhưng việc tạo ra nhu cầu thưởng thức cao hơn bằng tác phẩm nghệ thuật, bao gồm phim ảnh, kịch nghệ, ca khúc, khí nhạc, hội họa… nếu cũng đổ cho tư nhân thì cũng có thể coi tháo bỏ luôn cho Bộ Văn hóa sứ mệnh chiến lược phát triển văn hóa mà Nhà nước, quốc dân đã đặt ra cho họ: "Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa".Hơn nữa, nguồn lực thì bao nhiêu cũng ít, nhưng cách sử dụng đôi khi còn quan trọng hơn. Nói ví dụ, thay vì dùng tiền dàn trải mỗi nơi một tí hay làm cho kịp thời hạn kỷ niệm, như Bảo tàng Hà Nội thời 1.000 năm Thăng Long - được cái vỏ rồi để không, thì nên chăng hãy đầu tư chăm chút cho nó trở thành một điểm "phải check-in" như Bảo tàng Hạ Long hay Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Liệu có cách nào để các nhà hát quốc gia có những tiết mục, chương trình chuẩn mực, vừa hay vừa có tính giải trí và bán được vé đàng hoàng?Văn hóa, để phổ biến cho đại chúng, phải xuất phát từ nhu cầu kinh tế, sự khao khát thể hiện tài năng và cả tính chuyên nghiệp trong công việc của người nghệ sĩ. Văn hóa như vậy phải được coi là một ngành công nghiệp nghiêm túc, có quy trình, có sản phẩm đạt chất lượng và có luôn trách nhiệm giải trình. Bộ Văn hóa xem ra chưa làm được như vậy.■ Tags: Hãng phim truyện Việt NamVăn hóaTư nhânNhà nướcPhim truyện
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Đàm Vĩnh Hưng kiện Gerard Williams đòi bồi thường có vô lý? HOÀI PHƯƠNG 23/11/2024 Những ngày qua, vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện Gerard Williams - chủ nhà nơi xảy ra tai nạn ở Mỹ, đòi bồi thường thiệt hại khiến nhiều người quan tâm.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.