TTCT - Đã đến lúc đào tạo y khoa phải hòa nhập với thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng đào tạo y khoa ở VN có quá ít thời gian cho thực hành. Sinh viên thường phải chen chúc nhau để được nhìn rõ thao tác của thầy, cô trong giờ thực tập ở bệnh viện-Ảnh tư liệu Nhưng thử hỏi các thầy cô có tích cực trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên hay không, hay chỉ dành một chút đầu giờ rồi chạy đi phòng mạch? Khi sinh viên thực hành, một bệnh nhân mà mấy chục sinh viên vây quanh, họ nhìn thấy được cái gì mà học? Sinh viên y khoa ở nước ngoài thông thường sẽ được học thực hành trên mô hình giống hệt như người thật, có phần mềm chấm điểm gắn kèm để sau mỗi kỹ thuật, phần mềm sẽ chấm điểm xem sinh viên thao tác chuẩn hay chưa. Chỉ khi học xong ĐH và bước vào giai đoạn đào tạo sau ĐH, họ mới được thăm khám cho bệnh nhân. Ở nước ngoài cũng như ở VN, bệnh nhân đều rất ngại để sinh việc thực tập khám cho họ. Nhưng vì sao sinh viên y ở nước ngoài vẫn sớm làm việc độc lập được hơn sinh viên VN? Đó là do sự tận tụy truyền dạy của người thầy và thời gian học y khoa đích thực là để học chuyên môn. Ở VN thời gian học y khoa là sáu năm, không quá ngắn nhưng sinh viên lại phải học quá nhiều, trong đó có nhiều môn phụ không cần thiết. Trước đây mới chấm dứt chiến tranh, đào tạo y khoa ở mình là đào tạo bác sĩ đa khoa, kiểu bác sĩ tuyến xã, huyện, cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu, chưa chú trọng đến chuyên khoa. Một vấn đề nữa là môi trường thực hành, ở nước ngoài trường ĐH y có bệnh viện riêng, nước mình thì trường và bệnh viện lại tách rời. Trong khi vào trường 300 em thì ra trường cũng xấp xỉ 300 em, chỉ các em bị ốm đau hoặc chuyển nghề mới không ra trường cùng các bạn, sàng lọc trong thời gian học hầu như không có. Điều này khác hẳn ở nước ngoài. Đang có những bất cập trong đào tạo y khoa ở VN, mà đào tạo ở đây là các trường y công lập và có truyền thống, còn các trường mới mở, điều kiện giảng viên và tuyển đầu vào sẽ hạn chế hơn các trường y có truyền thống. Khi đó bên cạnh việc gặp phải những vấn đề như bác sĩ ở các trường công lập đã gặp, các bác sĩ tương lai ở các trường mới mở sẽ gặp phải thêm hai vấn đề là năng lực đầu vào và thái độ học tập. Nghề y gắn bó với tính mạng con người, như ở nước ngoài chuyên khoa nào càng nguy hiểm, bệnh nhân dễ tai biến thì thời gian học chuyên khoa càng dài, dài nhất có khi là năm năm, trong khi chuyên khoa học ngắn nhất chỉ hai năm. Tôi cho rằng không nên mở rộng đào tạo khi chưa đủ những điều kiện về cơ sở thực hành và giảng dạy. ■ Tags: Đào tạo ngành yThấy gì mà họcHọc gì ở ngành yNgành y hội nhập
'Nghe nói về phát hiện thuyền cổ, tôi 'đùng đùng' bay ra, về Bắc Ninh...' NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 16/04/2025 2774 từ
Quy trình lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã THÀNH CHUNG 19/04/2025 UBND cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn đơn vị cấp tỉnh thực hiện sáp nhập, đơn vị cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Bên trong xưởng sản xuất 3.500 tấn giá đỗ 'ngậm' hóa chất DOÃN HÒA 19/04/2025 Thông tin về đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất rồi bán ra thị trường vừa bị Công an tỉnh Nghệ An triệt phá khiến người dân lo lắng.
Người dân có phải làm lại sổ đỏ, căn cước khi sáp nhập tỉnh, xã? THÀNH CHUNG 19/04/2025 Người dân không bắt buộc phải làm sổ đỏ, căn cước đã cấp sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính, trừ trường hợp có nhu cầu.
Lời khai của Bùi Đình Khánh về khoảnh khắc bắn thiếu tá công an hy sinh TIẾN NGUYỄN 19/04/2025 Bùi Đình Khánh - tay buôn ma túy dùng súng AK bắn 4 phát về phía lực lượng chức năng làm thiếu tá Nguyễn Đăng Khải trúng đạn và hy sinh - đã bị di lý về Quảng Ninh.