TTCT - Trong những buổi gặp gỡ đông người, thường thấy thể hiện ba xu hướng ăn vận, một là bận sao cho người khác nhìn vào biết mình giàu có, hai là bận sao cho ra dáng lịch sự, trang nhã, ba là bận đồ “độc” để bật lên như phao giữa đám đông mặt nước. Tranh: Lê thiết cương Sát thực tế hơn, việc ăn mặc ở nước mình ngày nay thiên hình vạn trạng, áo quần của những hãng thời trang khắp hoàn vũ đều có bán, các hãng thời trang, hãng may mặc lớn nhỏ trong nước đua nhau cải tiến sáng tạo nên luôn có mẫu mới. Bây giờ vào chốn đông người, nhìn thấy một thân hình nào đó bận cái áo giống hệt áo của mình là bực liền (thuật ngữ chuyên môn gọi vụ này là “đụng hàng”). Bởi vậy, nếu muốn lỗ hoặc sạt nghiệp thì nên đầu tư ngay một xí nghiệp may áo dài khăn xếp hay đồ bà ba. Cách mặc của dân ta dễ dãi thoải mái, ngày càng gần với xã hội tiêu dùng, không ngại sử dụng hàng ngoại hay kiểu mẫu ngoại. Giới trung lưu chủ ở cá tính, nhưng đều gọn gàng với phong cách hiện đại, giới bình dân có chi mặc nấy, chịu gắn đủ loại nhãn hiệu quảng cáo trước ngực sau lưng. Quần áo truyền thống chỉ một bộ phận rất ít còn duy trì, và chỉ năm khi mười họa mới bận một lần. Họp bàn về quốc phục, lễ phục dân tộc có số lần nhớ không nổi. Riêng trong khoảng mươi năm gần đây, ít nhất đã có ba lần thực hiện “chế tạo” quốc phục, lần thì bị dư luận phản đối dữ quá mà phải bỏ, lần bận chụp hình được mấy bữa rồi không biết cái mẫu ấy giờ ra sao, lần thì mẫu lễ phục đó hình như chỉ có các vị trong ban tổ chức mặc. Muốn ấn định quốc phục coi ra khó thật, nhưng mà nghĩ lại thấy phần nhiều là do người ta tự gây khó cho mình, khăng khăng lội ngược dòng, làm ngược quy luật lịch sử. Trang phục truyền thống là cái gì nếu không là áo quần phổ quát của số đông trải qua một thời kỳ lịch sử nhất định, được định hình một cách tự nhiên, được chấp nhận một cách tự nhiên, đã hình thành và được chỉnh chuốt trong một thời gian dài, phù hợp với điều kiện sinh hoạt xã hội và quan niệm thẩm mỹ ở mức độ cao nhất. Tạo nên ấn tượng gần gũi dĩ nhiên là trang phục đã được trải nghiệm thuộc thời đoạn tiếp diễn với hiện đại. Như lễ phục của các nguyên thủ Trung Quốc ngày nay kể cả nam và nữ đều đậm nét trang phục dân gian thời nhà Thanh, một triều đại phong kiến gần đây nhất, cho dù không thuần Hán cho lắm. Ở nước ta, đối với mẫu trang phục nữ dù thiết kế sáng tạo kiểu gì cũng không ra khỏi chiếc áo dài, vốn từ lâu và bằng con đường rất tự nhiên đã trở thành biểu tượng, phần quý bà coi như ổn. Điều lấn cấn đối với quý ông là sự chọn lựa áo dài khăn xếp (đống) truyền thống hay Âu phục hiện đại, hai món này cái nào ra cái nấy, không thể dung hòa. Nói rằng áo dài luộm thuộm ư, xét thấy nó gọn gàng hơn quốc phục của mấy nguyên thủ Trung Đông. Còn nói áo dài bất tiện cho đi đứng hoạt động là lời nói của kẻ chưa từng mặc áo dài, đi đứng hoạt động ngoại giao trong một dịp chưa bằng một phần ba so với đi đứng hoạt động trong buổi lễ cúng Kỳ yên ở đình làng. Trong lễ Kỳ yên, bô lão và trai tráng dự phần tế phải thực hiện hơn 20 động tác, trong đó hơn phân nửa là động tác lặp lại nhiều lần và dễ gây mỏi, lại ở trong không gian điện thờ chật hẹp bài trí phức tạp, luôn cần sự phối hợp tập thể hài hòa chuẩn xác, thời gian hành lễ đúng bài bản trung bình phải mất ba tiếng đồng hồ. Nghi thức ngoại giao chắc chắn đơn giản hơn thế nhiều phần. Nên rốt cục, trang phục truyền thống có thể lấy làm quốc phục hay lễ phục thì dân ta đã có sẵn, còn việc các nguyên thủ có sử dụng hay chuyển hẳn dùng Âu phục theo phong cách hiện đại là việc hên xui khó thể gượng ép. Trước mắt, phải xác định quốc phục là lễ phục của dân rồi mới kể đến các nguyên thủ. Trong việc mặc, các nguyên thủ nếu biết tôn trọng truyền thống thì trong những thời điểm thích hợp tự dưng sẽ bận trang phục truyền thống mà người dân đã chọn, đã định hình, như là hành động tự nhận lãnh sứ mạng đại diện cho một phương diện văn hóa của dân tộc. Cho nên, không ai đi làm cái chuyện tổ chức thi thố thiết kế mẫu lễ phục rối beng tôn chỉ với mục tiêu chính là dành cho các nguyên thủ bận. Nguyên thủ dẫu “hạ mình” mặc mẫu trang phục truyền thống của số đông dân chúng - chưa nói việc dễ lấy điểm - thì vẫn hay hơn nhiều so với trường hợp một đám người “trèo cao” ăn vận lễ phục mới được thiết kế đoạt giải dành cho nguyên thủ. Tags: Phiếm đàmHỒ VIÊNTrang phục truyền thốngQuốc phụcLễ phục dân tộc
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, Chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.