TTCT - Nhiều bệnh viện (BV) thực hiện mô hình tự chủ những năm qua cho rằng mình đang “sống khỏe”, nhưng không ít BV khác lo lắng về những thách thức sẽ phải đối mặt. Hướng dẫn bệnh nhân lấy số thứ tự chờ khám tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Ảnh: L.ANH Lo trách nhiệm, lo cạnh tranhCó số lượng khám cao nhất 1.800 bệnh nhân/ngày, điều trị nội trú cao nhất 1.300 bệnh nhân/ngày nhưng BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chỉ có xấp xỉ 900 cán bộ y tế. Ông Trịnh Văn Mạnh, giám đốc BV này, giải thích số lượng cán bộ này là lực lượng chuyên môn, các dịch vụ như vệ sinh, bảo vệ, dinh dưỡng… BV đã thuê khoán bên ngoài để gọn nhẹ bộ máy.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc tinh giản biên chế đến mức “thái quá” như thế này thì “còn khuya mới mơ chăm sóc bệnh nhân toàn diện”. “Đây là đột phá về tinh giản bộ máy, nhưng chúng ta làm dịch vụ không thể không có nhân lực chăm sóc. Số lượng nhân lực 900 người lại chưa tính bộ phận kế toán, hành chính, nhân lực gián tiếp” - bà Tiến nói.Ông Nguyễn Trọng Diện, giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, cho hay từ năm 2016 tới nay, có 9 đơn vị y tế ở Quảng Ninh tự chủ 100% lương cán bộ y tế và chi thường xuyên, còn lại tự chủ 10-70% chi phí hoạt động. Ông Diện cũng băn khoăn: nếu tự chủ tài chính mà thực hiện ở BV huyện vùng sâu vùng xa thì “BV sẽ còi cọc”.“Cơ cấu viện phí hiện nay chưa tính chi phí cho cán bộ y tế đi học nghiệp vụ nâng cao tay nghề, về lâu dài có thể BV sẽ tiết kiệm khoản chi này. Chi phí hiện nay cũng không có khoản chi làm y tế thông minh, có nghĩa là tin học hóa các khâu và chưa có chi phí cho nghiên cứu khoa học” - ông Diện nói.Ông Nguyễn Nam Liên, vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), cho biết các BV tự chủ đang tiết giảm tối đa về nhân lực, nhưng tiết giảm quá mức sẽ không đủ cán bộ y tế chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. “Cắt giảm là giảm bộ phận gián tiếp, chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt để các bộ phận gián tiếp ít đi, còn nhân lực chuyên môn phải đảm bảo 1 bác sĩ có 3,5 điều dưỡng, khu vực điều trị tích cực thì số lượng điều dưỡng cần cao hơn nữa” - ông Liên yêu cầu.Về viện phí, hiện tất cả dịch vụ do bảo hiểm chi trả đều thực hiện theo khung giá do liên bộ Y tế - Tài chính ban hành. Khi chuyển sang cơ chế mới, phần giá này sẽ không thay đổi nhưng giá các dịch vụ chi trả trực tiếp sẽ tăng như khám ngoại trú trái tuyến (bảo hiểm không chi trả), bệnh nhân điều trị nội trú trái tuyến, bệnh nhân trả viện phí trực tiếp… Phần viện phí này đang chiếm 30-40%/tổng thu của các BV tham gia tự chủ tài chính toàn diện.Theo ông Trần Văn Thuấn - giám đốc BV K, BV này hiện có 2.400 giường bệnh và 1.549 cán bộ công nhân viên. Khi thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện, cái khác trước là cơ chế thông thoáng hơn, khi sửa chữa, đầu tư mới thiết bị có thể quyết định nhanh hơn, vai trò của Bộ Y tế chủ yếu là giám sát.Nhưng khi BV được tự quyết thì sự chặt chẽ về pháp lý sẽ không thể bằng có sự xem xét, phê duyệt thêm của Bộ Y tế, vì vậy trách nhiệm của BV sẽ phải cao hơn. BV này đang thành lập bộ phận mới là pháp chế, đấu thầu và công việc đấu thầu sau này sẽ do bộ phận chuyên môn thực hiện.“Việc chuyển quản lý BV K sang tự chủ toàn diện vừa là cơ hội vừa là thách thức, nhưng chúng tôi là chuyên khoa rất sâu, về chủ quan, tôi nghĩ ít có cơ sở nào có chuyên môn tương tự như BV mình, vì vậy chúng tôi vững tâm hơn. Nhưng càng ngày sẽ càng phải cạnh tranh công - tư, cạnh tranh với BV nước ngoài. Chúng tôi cũng đang có mục tiêu thu hút mỗi ngày 200-300 bệnh nhân nước ngoài đến khám, muốn vậy phải chuẩn bị về cơ sở vật chất” - ông Thuấn cho biết. Các BV tự chủ trong khám chữa bệnh sẽ tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy các BV phát triển. Tuy nhiên, nếu tăng phí dịch vụ, BV đó phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế phải thay đổi. Thực tế có những BV thu mức phí rất cao nhưng chất lượng phục vụ chưa tốt, khiến người bệnh bực bội.Vẫn còn rất nhiều hạn chế diễn ra ở các BV công: tình trạng quá tải khiến người bệnh chờ khám cả ngày; khâu thanh toán viện phí, mua thuốc phải chờ đợi lâu; không có chỗ để người nuôi bệnh nghỉ ngơi, nhà vệ sinh dơ bẩn, hôi hám; thái độ phục vụ của nhiều nhân viên y tế còn cộc cằn, chưa giải thích rõ ràng… Nếu không kịp thời khắc phục tình trạng này, các BV sẽ khó thu hút bệnh nhân, khó tự chủ khi sự cạnh tranh từ các BV, phòng khám tư ngày càng mạnh hơn.Anh T.Q.C. (ngụ Q.8, TP.HCM)Điểm xuất phát chưa công bằngBác sĩ Nguyễn Minh Quân, giám đốc BV Q.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng hiện nay giá khám chữa bệnh chưa được tính đúng tính đủ. Ông giải thích: theo quy định cơ cấu giá có đến 7 yếu tố, nhưng hiện mới áp dụng cơ cấu được 4 yếu tố gồm chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao và thay thế; điện nước, nhiên liệu, xử lý chất thải; tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ, thuê nhân công; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định…Ba yếu tố còn lại gồm khấu hao tài sản cố định, trả lãi, huy động vốn, mua sắm trang thiết bị; chi phí bộ phận gián tiếp, hợp pháp để vận hành BV và chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học… chưa được tính đúng tính đủ, gây khó khăn cho BV tự chủ.Ngoài ra, hiện chưa có quy định cụ thể về tự chủ trong y tế. Theo bác sĩ Quân, Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý cho một nghị định mới, tự chủ riêng cho ngành y tế. Tuy vậy, sau nhiều lần góp ý đến nay vẫn chưa ban hành. “Hiện cơ chế tài chính đang áp dụng theo nghị định chung, vì vậy trong quá trình vận hành không theo kịp thực tiễn. Tôi mong thời gian tới sẽ có một quy định riêng về tự chủ trong ngành y tế” - bác sĩ Quân nói.Bác sĩ Quân cho biết trước đây hằng năm đơn vị được Nhà nước “rót” khoảng 50 tỉ đồng để vận hành, nay với tự chủ thì nguồn tiền này được chuyển qua đầu tư cho y tế dự phòng, xây dựng các BV chất lượng cao…Cho rằng các BV công tự chủ như một xu hướng “trăm hoa đua nở”, giám đốc một BV công ở TP.HCM nói việc tự chủ BV tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các BV công và BV tư về chất lượng điều trị, chi phí khám chữa bệnh.Điều này sẽ quyết định sự hài lòng của người bệnh. Xét cho cùng, nếu quản lý tốt, việc các BV tự chủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Nhờ đó người bệnh được tiếp cận các hệ thống máy móc hiện đại, kỹ thuật điều trị tiên tiến mà không cần phải bỏ ra chi phí quá lớn để ra nước ngoài điều trị.Tuy nhiên, theo vị này, việc tự chủ hiện nay không công bằng ở điểm xuất phát giữa BV đa khoa và chuyên khoa. Ông ví von cơ chế tự chủ BV giống như việc “một người cha cho các con ra ở riêng”, có người giàu, kẻ nghèo. “Các BV chuyên khoa như Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Sản khoa… sẽ rất có lợi vì họ có tiền dư rất nhiều, trong khi các BV đa khoa vốn mang gánh nặng bởi trách nhiệm xã hội nên sẽ rất khó khăn, chật vật” - vị này lo lắng.■Giá khám bệnh theo yêu cầu tối đa 500.000 đồng lượtTừ ngày 1-10, thông tư hướng dẫn giá dịch vụ y tế theo yêu cầu bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, giá phòng dịch vụ theo yêu cầu loại cao nhất (phòng 1 giường, có khu tiếp khách riêng) là 4 triệu đồng/ngày đêm. Giá dịch vụ khám theo yêu cầu tại BV hạng 1, hạng đặc biệt tuyến trung ương là 500.000 đồng/lượt, cơ sở y tế khác tối đa 400.000 đồng/lượt. Trường hợp mời chuyên gia y tế trong và ngoài nước có thể thỏa thuận chi phí riêng.Giá khám, giá giường dịch vụ, chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ tối đa 3 triệu đồng/ngày đêm với 1 giường dịch vụ, cao hơn các tỉnh thành khác (tối đa 2 triệu đồng/giường/ngày đêm).Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế có hướng dẫn với viện phí theo yêu cầu. Việc có hướng dẫn này sẽ giúp tránh những lộn xộn về giá dịch vụ theo yêu cầu như thời gian qua (hiện có BV thu đến 6 triệu đồng/giường theo yêu cầu loại 1, gần 700.000 đồng/lượt khám), trong khi chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn giường bệnh, phòng bệnh, dịch vụ y tế theo yêu cầu.“Tự chủ” trước đây khác “tự chủ” sắp tới ra sao?Hiện chưa có cơ chế cụ thể về tự chủ tài chính trong y tế và việc thực hiện tự chủ tại các BV đang theo hình thức “trộn” giữa nghị định 43 và nghị định 85. Cụ thể, nghị định 43 năm 2006 cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, góp vốn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, trang thiết bị để thực hiện dịch vụ phù hợp với chức năng.Đơn vị cũng được quyết định tuyển dụng cán bộ, viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định nâng bậc lương trước hạn hoặc đúng hạn các chức danh chuyên viên chính trở xuống; quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.Từ năm 2016 đến nay, các BV thực hiện tự chủ theo nghị định 85 bao gồm 3 nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 3, trong đó nhóm 1 tự chủ hoàn toàn về tài chính, bao gồm trả lương, phụ cấp, đầu tư cơ sở vật chất... Các nhóm còn lại tự chủ 10-90% chi phí.Bốn BV sắp thí điểm tự chủ toàn diện thì quyền và trách nhiệm sẽ càng mở rộng hơn, bao gồm cả việc bổ nhiệm từ cấp phó giám đốc BV trở xuống, tự chủ về tài chính, biên chế, thu chi và các hoạt động khác của BV. Tags: Bệnh viện tự chủCông bằngLo cạnh tranhĐiểm xuất phát
Bảo hiểm xe máy: Gom về 4.000 tỉ đồng, bồi thường chỉ 400 - 800 tỉ đồng BÔNG MAI 16/10/2024 Số đông nói mua bảo hiểm xe máy cho có, vì là bắt buộc, để xuất trình khi công an kiểm tra, còn khi có chuyện gọi cho ai thì đành chịu!
Người nhập cư vào TP.HCM giảm mạnh, 'thủ phủ nhà trọ' thưa vắng người thuê PHƯƠNG NHI 16/10/2024 'Thủ phủ nhà trọ' cho lao động nghèo nay loe hoe người ở. Có dãy trọ trống hơn một nửa phòng, treo bảng cho thuê cả năm không ai tới hỏi.
Ngắm cao tốc Bến Lức - Long Thành 'xịn, mịn' được đề xuất khai thác tạm sau 10 năm xây dựng CHÂU TUẤN 16/10/2024 Tuổi Trẻ Online ghi nhận hình ảnh mới nhất của đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành vừa được đề xuất khai thác tạm vào tháng 11 năm nay.
Temu, Shein, Taobao 'càn quét' thị trường Việt Nam: Lợi thì có lợi nhưng... N.BÌNH 16/10/2024 Khi nền tảng nghiên cứu thị trường Momentum Works công bố báo cáo "Who is Temu" (Temu là ai) vào tháng 2-2023, tân binh trong lĩnh vực thương mại điện tử này vẫn chưa được nhiều người biết đến.