TTCT - Chính phủ sẽ đề xuất nâng trần bội chi năm sau lên 5,3% thay vì 4,8% năm nay... Bộ Tài chính thì kiến nghị giảm lương tối thiểu của người lao động đang hưởng lương từ ngân sách. Dù Chính phủ đã bác bỏ đề nghị của Bộ Tài chính, song nói cho cùng cả hai tin cùng phản ánh một thói quen tư duy ngân sách theo kiểu “đường mòn đi riết thành đường”. Phóng to Ngân sách nhà nước vẫn còn nợ một chỗ nằm cho những bệnh nhi này (ảnh chụp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) Không rõ có phải người Việt từ bao đời luôn ý thức mình không phải là giàu có gì lắm, các giá trị xã hội cũng trọng sự thanh bạch. Người Việt chân phương bao đời vẫn sống một cách khắc kỷ, không ta thán, sống chan hòa tình làng nghĩa nước, đồng cam cộng khổ. Nhưng không đồng nghĩa với đầu hàng khó khăn luôn rình rập, bởi thế mới luôn tâm niệm “giật gấu vá vai”. Làng nước Việt bao ngàn năm ấy cũng lấy nhân sinh làm trung tâm: “Người làm ra của, của không làm ra người”, “Thương người như thể thương thân”... Trong ngôn ngữ người Việt, những câu như vậy đầy rẫy, hòa quyện với nhau thành một triết lý sống. 100.000 đồng là "số đông" Có quan sát thực tế mới thông cảm với nỗi lòng của những công nhân viên sống dựa hoàn toàn vào đồng lương “ba cọc ba đồng” và hiểu rằng đối với họ, 100.000 đồng một tháng vừa được tăng từ ngày 1-7 là rất lớn. Nếu đứng từ góc nhìn của TS Nguyễn Thế Huệ - viện trưởng Viện Nghiên cứu người cao tuổi - sẽ nhớ rằng “có những tiến sĩ về hưu hiện nay lương chưa được 3 triệu đồng..., công nhân về hưu hưởng mức lương rất thấp” (1). 100.000 đồng vừa được tăng cho một người có lương dưới 3 triệu đồng và chỉ sống với lương mà thôi là vô cùng to lớn. Trên một bình diện khác, liệu ta đã như Hi Lạp, Ý, Bồ Đào Nha vỡ nợ đến nỗi phải giảm lương, kể cả lương hưu chưa? Cũng may là Chính phủ đã bác bỏ đề xuất này. Song, liệu có xóa hẳn được cách suy nghĩ cào bằng trong sự sung túc của một thiểu số hay không? Nếu không tư duy ngân sách theo số đông sẽ tiếp tục bình thản trước bảng cân đối ngân sách nhà nước năm nay trên website Bộ Tài chính: chi thực hiện cải cách tiền lương (tức để tăng lương tối thiểu 100.000 đồng) 15.600 tỉ đồng, trong khi chi thường xuyên những 658.839 tỉ đồng! Đầu tư phát triển quá ít! Cũng đúng là hiện ngân sách thu được 100 đồng thì chi cho đầu tư chỉ có 19 đồng, trong khi trước đây thường là khoảng 30-40 đồng, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, như theo lời Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Dò lại bảng cân đối dự toán ngân sách, tổng chi năm nay là 978.000 tỉ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển chỉ 175.061 tỉ, chi trả nợ và viện trợ 105.000 tỉ, chi thường xuyên 658.839 tỉ, chi thực hiện cải cách tiền lương 15.600 tỉ. “Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý trong năm 2014, Chính phủ cần nguồn vốn tối thiểu khoảng 255.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển” - Bộ trưởng Vũ Đức Đam đề nghị tăng bội chi và dành toàn bộ 5,3% bội chi này để đầu tư phát triển. Đó là một cách nhìn đúng. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước: 978.000 tỉ đồngChi đầu tư phát triển: 195.054 tỉ đồngChi trả nợ và viện trợ: 105.000 tỉ đồng Chi thường xuyên: 658.839 tỉ đồngChi thực hiện cải cách tiền lương: 15.600 tỉ đồng (2) Là người dân đóng thuế, ai cũng muốn tiền thuế của mình được chi ngày càng nhiều hơn cho đầu tư phát triển để cuộc sống có chất lượng hơn, nhờ vào các dịch vụ công đầy đủ hơn chứ không khó khăn như hiện nay. Người dân đóng thuế nhất định hoan hô Chính phủ tăng đầu tư phát triển để có thêm bệnh viện, cầu đường... cho cuộc sống đàng hoàng hơn, tốt đẹp hơn. Là những người cùng chia sẻ với Chính phủ bằng đồng thuế và phí lớn hơn cả trăm lần khoản viện trợ không hoàn lại mà thế giới giúp Chính phủ (5.000 tỉ), nên người dân cũng muốn được chia sẻ thêm với Chính phủ những băn khoăn khác. Quả là khó khăn ngân sách vô cùng khi mà chi trả nợ (và viện trợ cho nước khác gặp thiên tai chẳng hạn) dự toán năm nay đã lên tới 105.000 tỉ đồng, đầu tư phát triển chỉ còn 19% thay vì 30% như trước đây! (1): http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/572318/bat-binh-dang-trong-luong-huu.html(2): http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_folder_id=94847770&p_recurrent_news_id=94850273 Tags: Chính phủNgân sáchBệnh việnBệnh nhi
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận đượ'".