Chợ về bản

THÁI BÁ DŨNG 07/09/2010 02:09 GMT+7

TTCT - Ở các bản làng xa xôi của Tây nguyên, người dân ít khi về xuôi để mua sắm. Do đó đã có những “chợ di động” đến tận bản làng với hàng hóa là các nhu yếu phẩm thông thường, thực phẩm, thức ăn hằng ngày cùng nhiều mặt hàng dân dụng khác, kể cả đệm mút...

Phóng to

Sau khi đưa hàng hóa vào bán cho dân, những người bán hàng di động mua ve chai đưa ra thị trấn bán kiếm lời. Một người bán hàng rao đổi kem lạnh lấy ve chai tại Điek Lò, Ngọc Tem

Ngày nào cũng vậy, từ mờ sáng chị Lê Thị Kim Cúc ở thị trấn Krông Pa (Gia Lai) đã chở thức ăn, quà sáng vào tận xã Đất Bằng để bán. Do địa hình Krông Pa tương đối bằng phẳng nên phần lớn tiểu thương bán hàng di động ở đây là phụ nữ. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Nam ở thị trấn Đắk Hà (Đắk Nông) trung bình mỗi ngày đi khoảng 300km, chở hàng vượt suối băng rừng vào bán cho người dân các xã vùng lũ Đắk Sao, Đắk Na (Tu Mơ Rông, Kon Tum).

Phóng to
Anh Nguyễn Văn Nam mỗi ngày chạy khoảng 300km đường rừng cả đi lẫn về
Phóng to
Đường vào các buôn làng vô cùng gian nan
Phóng to
Vượt đường rừng, xe hư hay thủng vỏ là chuyện thường tình nên trên xe ngoài hai sọt hàng hóa còn có cả đồ nghề sửa xe
Phóng to
Sáng sớm đã có khách mua hàng của chị Lê Thị Kim Cúc
Phóng to
Một cô giáo Trường tiểu học xã Ngọc Tem mua hàng. Đây là xã xa xôi, địa hình phức tạp của huyện Kon Plông (Kon Tum) nên người bán hàng phải đi từ sáng tới chiều mới tới, giá cả vì thế nhiều khi đắt gấp đôi, gấp ba ở miền xuôi
Phóng to
Gian hàng tạp hóa duy nhất của cư dân các thôn 9A, 9B, 10, 11 và 12 (xã Ngọc Tem). Nhiều mặt hàng ở đây cũng mua từ thương lái chở bằng xe máy lên - Ảnh: Thái Bá Dũng

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận