TTCT - Điều gì làm cho thành phố Đài Nam có thể "vỗ ngực xưng tên" giữa vùng đất du lịch nổi tiếng Đài Loan? Trong lối đi đường hầm vào cửa ga tàu Đài Nam (Đài Loan), tôi dừng lại trước tấm pano bằng tiếng Việt "Chưa đến Đài Nam thì coi như chưa tới Đài Loan" cùng hình ảnh một đầm sen nở trong cánh đồng, trong màu trời và màu nước xanh biêng biếc của Đài Nam. Những pa nô được nối tiếp trong đường hầm, câu khẩu hiệu du lịch được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bahasa (Indonesia)… với những cảnh sắc, vạn vật yên bình của thành phố Đài Nam.Bóng chiều đổ xuống trên tòa nhà cổ của Sở Cứu hỏa Đài Nam, một di sản thời Đài Loan thuộc Nhật. Ảnh: MINH HỢPĐài Nam Phố CũĐiều gì đã "trao quyền" cho thành phố Đài Nam được viết lên một khẩu hiệu "cao hạng" như vậy? Có lẽ vì Đài Nam là nơi "khởi bút" viết lên những trang sử thành thị của Đài Loan, nơi ôm chứa những "tinh chất" hoài cổ, và thiên nhiên hiền hòa của một vùng định cư cổ, một đô thị xưa cũ của Đài Loan. Phong vị Đài Loan chính là phong vị Đài Nam.Khác với những đô thị lớn của Đài Loan - là sự hòa trộn của kiến trúc và nhịp điệu giữa văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và phương Tây, Đài Nam vẫn đậm đặc hơi thở Trung Hoa gốc trong từng con phố và con người.Đài Nam là một trong những vùng đất đầu tiên của Đài Loan hình thành và kết tinh nhận diện văn hóa Trung Hoa thông qua người nhập cư Trung Quốc thời kỳ phong kiến và qua quá trình chính trị hóa, tái lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau nội chiến ở Đại lục.Khi thủ phủ của Đài Loan được chuyển dần sang Đài Trung và cuối cùng là Đài Bắc hôm nay, thành phố Cao Hùng ở miền Nam phát triển và trỗi dậy trong kinh tế, tất cả đã làm cho Đài Nam "chậm lại" và giữ được nhịp hoài cổ trong đời sống đô thị Đài Loan.Hương, cảnh, vị, âm quá khứ của Đài LoanTrang web giới thiệu về Đài Nam của Đài Loan viết: "Đài Nam nằm trên vùng đồng bằng ven biển tây nam của hòn đảo và đón lấy khí hậu ấm áp quanh năm. Đài Nam là vùng đất sinh quán, là thành phố cổ nhất trên đảo Đài Loan. Bởi thế, Đài Nam là mảnh đất của những di tích lịch sử nổi tiếng. Và cũng là thành phố bén những gốc rễ văn hóa ban đầu của Đài Loan"."Thủ đô đầu tiên" là ký ức đậm nét về thành phố Đài Nam trong lịch sử hành chính Đài Loan. Các di tích lưu giữ lại gốc gác thủ phủ từ thời thuộc Hà Lan, Vương quốc Đông Ninh, và thời kỳ triều Thanh (Trung Quốc) cai trị phía tây hòn đảo. Pháo đài An Bình (Fort Zeelandi, xây dựng năm 1624) và tòa nhà Chikanlou (xây dựng 1653) là vết tích trung tâm hành chính của bộ máy cai trị người Hà Lan trên lãnh thổ Đài Loan. Chikanlou sau đó trở thành một phủ của vương quốc Đông Ninh (Tungning) trên phần lãnh thổ Đài Loan được thành lập bởi Trịnh Thành Công (Zheng Chenggong, hay Koxinga), một vị quan triều Đại Minh không thuần phục sự nắm quyền của Đại Thanh. Ông đưa quân rời Trung Quốc sang Đài Loan, đánh đuổi người Hà Lan, thành lập vương quốc Đông Ninh vào năm 1662.Trịnh Thành Công là nhân vật đại diện cho lịch sử Đài Nam. Đường Thành Công, Trường đại học Thành Công… đều đặt từ tên của ông. Thú vị nhất là hình ảnh của hoàng đế Trịnh Thành Công được in trên các gói bắp rang để bán cho khách du lịch.Thuở ấy, người nhập cư từ Trung Quốc đến Đài Nam đông dần, văn hóa Trung Hoa được bén rễ sâu sắc và chính thống. Miếu Khổng Tử đầu tiên của Đài Loan được xây dựng ở Đài Nam trong giai đoạn này. Năm 1863, sau khi chính Đại Thanh đánh bại được vương quốc Đông Ninh, vẫn xây dựng Đài Nam là trung tâm của Đài Loan, trước khi dời về Đài Trung năm 1985. Dù "thời kỳ thủ phủ" đã qua nhưng Đài Nam vẫn giữ cho mình vị thế thủ phủ văn hóa, thủ phủ ký ức của những câu chuyện biến động trong lịch sử Đài Loan.Trên phố cổ, quán mì tôm Dansai trong đêm vàng vọt ánh đèn lồng. Ảnh: MINH HỢPÂm thanh của tiếng Đài – một phương ngữ của vùng Phúc Kiến, Trung Quốc – rổn rảng từ những cuộc nói chuyện của người Đài Nam, kể cả người trẻ, trên vỉa hè và các quán ăn. Tiếng Đài bị mai một nặng nề trong chính sách "Trung Hoa Dân Quốc hóa" Đài Loan của chính quyền Tưởng Giới Thạch những năm 1950. Chính phủ bấy giờ bắt buộc người dân, nhất là học sinh, phải nói tiếng Trung và viết tiếng Trung phồn thể trong cả nước cho đến ngày nay. Thanh âm tiếng Đài làm cho Đài Nam càng đặc biệt hơn so với các vùng khác, nơi mà tiếng Đài được nói ngày một ít ỏi giữa những người lớn tuổi.Đại học Thành Công, một đại học lâu đời của Đài Nam (được thành lập từ năm 1931, thời Đài Loan thuộc Nhật), nổi tiếng với khoa văn học Đài Loan - nơi giảng dạy, nghiên cứu và bảo tồn tiếng Đài và văn học Đài Loan. Tiếng Đài, văn học Đài đã làm đậm thêm hương vị phố cũ, như âm thanh nhân chứng về tinh chất hoài cổ của Đài Nam."Có rất nhiều món nhẹ đầy mỹ vị!" là câu nói đầu tiên nhiều người Đài Loan ở các thành phố khác khi nhắc về thành phố Đài Nam. Vị ngọt là hương vị phổ biến trong các món ăn Đài Loan, từ cao xì dầu (jiang you gao - loại nước chấm phổ biến của người Đài Loan) đến các món ăn địa phương thẫm đậm hương vị riêng của Đài Nam như mì tôm Danzai, mì lươn chua ngọt, mì bò, canh bò và canh da cá măng sữa. Những quán ăn nhỏ dọc các con phố cổ, treo lồng đèn đỏ, có những hàng ghế gỗ thấp, bán những món ăn đậm phong vị miền Nam cũng là hình ảnh đậm đặc Đài Nam. Qua những con phố cũ, nhìn bức tường đỏ của miếu Khổng Tử hay bệnh viện Đài Nam được thiết kế trong kiến trúc Trung Hoa, thấy mùi hương hoài cổ theo từng bước chân.■ Bảo tàng Lịch sử Đài Loan - dòng chảy lịch sử qua Đài NamKhông khí cổ kính, lịch sử của Đài Nam đã thổi vào ngôi bảo tàng hương thơm hoài niệm và ký ức. Bảo tàng có hơn 100.000 vật phẩm truyền tải và giúp lưu giữ ký ức văn hóa và hồi tưởng lịch sử về hòn đảo.Bước chân vào bảo tàng là bước chân vào từng đoạn sử của vùng đất Đài Loan, dù khá ngắn ngủi, hơn 400 năm, nhưng chất chứa biến cố, tạo dựng, pha trộn, định danh và ngân lên tinh thần, tiếng nói, sức mạnh, hạnh phúc của người Đài Loan.Trung tâm bảo tàng là những đại cảnh được phục dựng để phác họa cảnh vật, lịch sử Đài Loan chỉn chu, sống động và xúc động, từ những nhóm người bản địa cư trú đầu tiên trên đảo đến chân dung hiện tại của người Đài Loan. Đó là hình ảnh những người dân bản địa Đài Loan, minh chứng cho chân dung xã hội Đài Loan trước khi người Trung Quốc đến.Đó là hình ảnh một chiếc thuyền lớn, phục dựng cảnh chở những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp, lẫn trong đó có những cướp biển và tội phạm bỏ chạy từ Trung Quốc để tìm cuộc mưu sinh mới, cuộc đời mới và để an toàn sau những biến động chính trị ở Đại lục.Đó là hình cảnh đồng lúa, cánh đồng mía, cánh đồng muối, những vũng nuôi cá măng sữa của những người nông dân "Đài Loan mới" trong cuộc hành trình khẩn hoang vùng đất. Họ xung đột, hòa hợp, tồn tại với người bản địa Đài Loan để cùng khắc họa những đường nét đầu tiên của "chân dung" người Đài Loan.Đó là những con phố sầm uất, ga tàu, những người mưu sinh đường phố, những hiệu buôn náo nhiệt của thời thuộc Nhật. Đó là những công xưởng gia đình và hành trình đấu tranh xóa bỏ "Thiết quân luật", đòi tự do chính trị trong thời Quốc Dân Đảng. Những dòng chảy lịch sử ấy đều đã chảy qua Đài Nam, như cửa ngõ đầu tiên của hồi ức về Đài Loan.Bảo tàng lịch sử Đài Loan - góc phục dựng cuộc sống thời Nhật ở Đài Loan. Ảnh: MINH HỢP Tags: Tới Đài LoanĐài NamVăn hóaThủ phủLịch sử Đài namTrịnh Thành CôngTrung QuốcDu Lịch
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Vụ 2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali: Luật sư nói về khả năng vi phạm pháp luật HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng. Việc này có vi phạm pháp luật?
Chủ tịch TP Hội An nói gì về thông tin chung chi 1,6-1,8 tỉ đồng mỗi suất xích lô, ghe du lịch? LINH TRANG 23/11/2024 Một tài khoản Facebook vừa đăng tải clip người đàn ông tự cầm điện thoại selfie ở Hội An. Trong clip người này nói "nghe được thông tin mỗi suất đạp xích lô, chèo ghe bơi có giá 1,6-1,8 tỉ đồng".