TTCT - VNChip Technology là một trong khoảng 40 công ty tại Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip. Họ hiện có 46 kỹ sư, trụ sở chính tại quận Tân Bình (TP.HCM). Lục Đức Trí tại Công ty VNCHIP. Ảnh: TRỌNG NHÂNLục Đức Trí - sáng lập, CEO của VNCHIP Technology - cho biết khoảng 80% công ty thiết kế chip ở Việt Nam cung cấp "dịch vụ thiết kế chip". Họ nhận dự án từ các công ty thiết kế chip lớn ở nước ngoài và tiến hành outsource (gia công) cho họ. VNCHIP đang cung cấp dịch vụ thiết kế chip cho nhiều công ty thiết kế chip ở Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan…Đối tác gia công của nước ngoàiTheo anh Trí, tương ứng với mỗi khách hàng, VNCHIP thường được cung cấp nhiều thông số của chip như ứng dụng, kích thước, công nghệ, tần số… để tiến hành thiết kế sản phẩm cuối cùng là bản thiết kế hệ thống dữ liệu đồ họa (GDS-II) hoàn chỉnh. Các bản thiết kế do VNCHIP cung cấp cho khách hàng đang được ứng dụng trong 5 lĩnh vực gồm điều khiển tự động, 5G, AI, IoT và vi điều khiển (MCU), sử dụng công nghệ 7-90nm. Hầu hết bản thiết kế chip của VNCHIP đang được sản xuất tại TSMC (Đài Loan).Đội ngũ kỹ sư của VNCHIP được chia thành nhiều nhóm, đảm nhận từng khâu riêng: nhóm chịu trách nhiệm lập trình (RTL Coding), nhóm triển khai và tối ưu vật lý (Physical Implementation), nhóm tối ưu vị trí, bố cục vật lý của mạch điện tử (Custom Layout), nhóm kiểm tra thiết kế (Design Verification). Thời gian thực hiện trung bình mỗi dự án từ 6 tháng đến 1 năm. Vì các công ty dịch vụ thiết kế chip như VNCHIP thường là một mắt xích trong một dây chuyền thiết kế - sản xuất chip lớn, nên đảm bảo tiến độ là yếu tố tiên quyết. Nếu chậm nhịp dẫn tới trễ lịch sản xuất của nhà máy, chính công ty dịch vụ thiết kế chip này sẽ phải bồi thường chi phí vận hành hao hụt cho nhà máy.Bài toán công nghệ và bảo mậtLục Đức Trí bước vào nghề từ năm 2009 với vai trò kỹ sư tại Renesas - một công ty Nhật mạnh trong lĩnh vực thiết kế chip, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2004. Trải qua một số công ty trong và ngoài nước, anh vừa làm, vừa học hỏi và xây dựng các mối quan hệ. Đến năm 2020, anh khởi nghiệp, thành lập VNCHIP.Anh cho rằng cái khó với các start-up thiết kế chip Việt Nam này nằm ở chỗ tìm kiếm khách hàng, là những công ty thiết kế chip có quy mô lớn ở các nước. Khách hàng thường đòi hỏi các công ty dịch vụ thiết kế chip từ Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo mật và công nghệ.Về bảo mật, mọi thông tin, thông số của khách hàng đều phải được giữ bí mật tuyệt đối. Công ty phải thiết kế một số phòng làm việc kín, kỹ sư không được mang thiết bị điện tử bên ngoài vào phòng, đồng thời tại đây sử dụng mạng cục bộ thay vì Internet nhằm đảm bảo kỹ sư không thể lấy các dữ liệu này ra bên ngoài."Niềm tin của các đối tác trong lĩnh vực này rất quan trọng. Chi phí để làm ra một con chip rất cao, một sai sót có thể mất hàng triệu USD, nên niềm tin trong lĩnh vực này có vai trò quyết định. Các công ty mới bước chân vào thị trường chưa xây dựng niềm tin, khách hàng sẽ dễ từ chối" - anh Trí nói.Để xây dựng đội ngũ của mình, anh Trí đã chuẩn bị từ năm 2018, mở các khóa đào tạo cho người có nền tảng về lập trình muốn "bước chân" vào lĩnh vực thiết kế chip. Thông thường, một người vững về công nghệ thông tin sẽ mất khoảng 3 tháng bổ sung thêm các kiến thức về vi mạch, vật lý… để có thể bắt đầu những thiết kế chip cơ bản."Nếu muốn tiến xa, một kỹ sư thiết kế chip sẽ phải nắm rất chắc các kiến thức cơ bản từ cấu tạo và hoạt động của một bóng bán dẫn cho tới quy trình thiết kế hoàn chỉnh của một con chip, và quy trình sản xuất chip trong một nhà máy. Họ cũng sẽ phải cập nhật liên tục kiến thức để theo kịp những công nghệ mới. Ví dụ với chip cho điện thoại thông minh, mỗi dòng chip ra đời đều có tính mới và tối ưu hơn phiên bản cũ" - Trí nói. Theo Lục Đức Trí, để các công ty thiết kế chip Việt Nam, bao gồm cả VNCHIP, có thể phát triển đến quy mô có thể tự chủ sản phẩm (chip) riêng và đặt đầu bài outsource ngược trở lại các công ty nhỏ hơn vẫn còn một chặng đường dài. Để đạt đến quy mô đó, công ty cần một nguồn lực khổng lồ về đội ngũ và kinh phí cho nghiên cứu phát triển, mua lõi sở hữu trí tuệ bán dẫn (IP), mua bản quyền công nghệ… Vì vậy, hiện tại VNCHIP đặt ra mục tiêu khả thi hơn. Trước hết là phát triển đội ngũ, công ty sẽ chuyển trụ sở trong năm nay để có thể tăng số lượng kỹ sư lên 200 người cho tới năm 2030, qua đó có thể hấp thu dự án nhiều hơn và thử thách hơn. Nguồn nhân lực này dự kiến đến từ các chương trình đào tạo của công ty (mỗi khóa khoảng 30 người kéo dài khoảng 3 tháng). Tags: Bán dẫnChipSản xuất chipThiết kế chip
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".