TTCT - Trong buổi nói chuyện chuyên đề “Quản trị cuộc đời”, diễn giả Giản Tư Trung cho rằng văn học cùng với sáu loại hình nghệ thuật khác sẽ góp phần bồi dưỡng, nâng cao thẩm mỹ lẫn tâm hồn, nhưng vấn đề là đọc cái gì, nghe cái gì, xem cái gì? Vì thế, lúc đặt chân đến châu Âu, tôi dành thời gian tìm hiểu đời sống âm nhạc trong cuộc sống thường nhật của người dân ở nơi mà âm nhạc cổ điển đã phát triển vượt bậc hàng thế kỷ, nơi không chỉ các khán phòng hòa nhạc mà khắp phố phường đều vang lên giai điệu, tiếng đàn, lời ca. Phóng to Một buổi biểu diễn của các nghệ sĩ đường phố ở Brazil trong dự án của Luke Jerram “Play me, I'm yours” - Ảnh: jazzreloaded.com Nghệ sĩ đường phố Ở Hà Lan tuy không có nhiều nghệ sĩ đường phố như các nước khác nhưng tôi lại dễ dàng tìm thấy cây đàn piano tại nhà trọ (hostel) Shelter City, tại thư viện trung tâm Amsterdam... Chỗ đặt cây đàn piano ở nhà trọ là nơi mọi người quây quần mỗi tối để đàn hát các tiết mục “cây nhà lá vườn” nhưng được đầu tư khá kỹ lưỡng. Tất cả các bạn ở đây dù là sinh viên hay giáo viên, kỹ sư... song đều là người du lịch “bụi” như tôi, có điều hầu như ai cũng có khả năng chơi guitar, piano. Trước đây nhờ có tìm hiểu đôi chút về âm nhạc, tôi có thể trao đổi kiến thức với các bạn cũng như tự tin hơn khi chơi một nhạc phẩm Việt khi tới lượt mình. Nhưng Paris mới thật sự là nơi âm nhạc vang lên rộn rã khắp mọi nẻo đường. Âm nhạc đường phố gần như là một nét văn hóa đặc trưng của thủ đô hoa lệ này. Họ tự hào đề biển “Âm nhạc giữa lòng đất” (Music Paris Underground) ở lối đi xuống tàu điện ngầm và mỗi ngày đi qua tôi lại bắt gặp nhiều nghệ sĩ với đủ loại nhạc cụ: cello, violin, viola, các loại sáo, kèn clarinet, accordion, guitar, trống... Âm nhạc đường phố còn là cách để các sinh viên nhạc viện thực tập, rèn luyện bản lĩnh sân khấu, có nhiều thời gian để “nói chuyện” với công chúng về cái hay, cái đẹp của loại hình âm nhạc cổ điển... Nếu như không có những nghệ sĩ đường phố này chắc hẳn Paris sẽ bớt đi lãng mạn. Họ đã mang không khí tràn ngập âm nhạc đến thật gần công chúng, biến những giai điệu cổ điển trở thành hơi thở quen thuộc của cuộc sống hằng ngày - điều mà chỉ khi đi xa Paris du khách mới thật sự thấy nhớ, thấy thiếu... Hãy đàn đi... Còn ở Barcelona (Tây Ban Nha), dự án “Play me, I’m yours” (tạm dịch: Hãy đàn đi, tôi là của bạn) được Luke Jerram khởi xướng, theo đó những chiếc đàn piano được đặt tại những nơi công cộng như công viên, quảng trường, trạm xe buýt, chợ, phà... để tất cả mọi người có thể thư giãn, chơi nhạc bất cứ lúc nào. Dự án này rất thành công và nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt của giới truyền thông lẫn đông đảo người dân khắp nơi. Đến những nơi được xem là cái nôi của âm nhạc hàn lâm, thật tiếc khi không thể mua được vé để xem hòa nhạc ở Paris hay xem opera ở Venice, Florence để có thể cảm nhận trọn vẹn hơn không khí âm nhạc ở những thành phố ấy. Dù giá vé dao động từ 70-300 euro nhưng vé thường được bán hết từ sáu tháng đến một năm trước ngày biểu diễn. Bù lại du khách đến Rome dễ bắt gặp những biển quảng cáo giới thiệu những buổi hòa nhạc cá nhân nhưng khá chuyên nghiệp của các nghệ sĩ trẻ với giá 15 euro”. Hoạt động tương tự những gì vừa nêu cũng được Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn duy trì nhiều năm qua với mong muốn nhân rộng hơn sự quan tâm đến thể loại nhạc “kén người nghe” này, thành phần tham gia là các bạn trẻ đang học tập và làm việc tại Nhạc viện TP.HCM và hoàn toàn miễn phí. Nhạc viện thường xuyên phối hợp với Nhà hát TP duy trì đều đặn hằng tháng những buổi hòa nhạc cổ điển với giá vé vừa phải nhưng lượng khán giả đến xem vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó Nhạc viện tổ chức những lớp học năng khiếu ngoài giờ kết hợp biểu diễn cuối khóa cho học viên, tạo điều kiện nâng cao thẩm mỹ âm nhạc cho người dân. Một số nhạc sĩ, giảng viên cũng nỗ lực mang âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng nhằm thay đổi cách nhìn, nhận thức thông qua chương trình “Tiếng dương cầm hát” tổ chức hằng năm. Còn bạn? Hãy bắt đầu là những người ủng hộ mạnh mẽ dòng nhạc này nhé! Và hãy thử bắt đầu với những tác phẩm dễ cảm như Dạ khúc (Serenade) của Schubert; Tặng Elise (Fur Elise) của Beethoven; Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish March), Bản giao hưởng số 40 (Symphony No.40) của Mozart; Nocturne số 20 Đô thăng thứ (Nocturne No.20 in C sharp minor) của Chopin; những bản Minuet của Bach; Vũ khúc Hungary số 1, số 5 (Hungarian dance No.1, No.5) của Brahm; Nocturne số 3 La giáng (Nocturne No.3 in A flat) của Liszt...
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Lũ lụt chưa từng có ở miền Bắc: Yên Bái 32 người chết, 7 người mất tích CHÍ TUỆ 10/09/2024 Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.
Cả gia đình một cô giáo mầm non tử vong do sạt lở đất HÀ QUÂN 10/09/2024 Một gia đình 4 người, cháu nhỏ nhất mới 2 tháng tuổi đã tử vong sau trận sạt lở đất trong đêm tại Yên Bái.