TTCT - Nếu “làm việc từ xa”, “làm việc tại gia” là những từ khóa tiêu biểu cho năm 2020 thì trong năm 2021, những khái niệm “chỗ làm”, “ngày làm việc” hay thậm chí cả “làm việc” được cho là sẽ tiếp tục thay đổi, bất kể đại dịch có chấm dứt trong năm nay hay không. Minh hoạ: BBCMột trong những vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong năm nay là khi nào thì để nhân viên đi làm trở lại, hay liệu có nên buộc họ trở lại công sở hay không. Cho đến khi việc đến chỗ làm là an toàn, nhiều người đã có ít nhất 1 năm làm việc tại gia và không muốn từ bỏ sự linh hoạt và thoải mái từng có để quay lại công sở.Dữ liệu từ báo cáo “Chỉ số niềm tin lực lượng lao động” gần đây của trang mạng xã hội việc làm LinkedIn cho thấy 47% giới nhân viên chuyên nghiệp ở Mỹ tin rằng các công ty sẽ cho phép họ làm việc từ xa, dù chỉ bán phần, sau khi đại dịch suy yếu. Thậm chí, 73% và 67% nhân viên trong ngành công nghệ và tài chính mong đợi sự linh hoạt này.9-5 và 3-2-2Kể từ khi COVID-19 ập đến, hàng triệu người, trong đó có Jeanna Lundberg - đồng sáng lập và giám đốc điều hành Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Respaces, đã phải chuyển sang làm việc hoàn toàn tại nhà. Phòng khách và mặt bàn bếp trở thành không gian làm việc. Những cuộc hội họp được triển khai qua màn hình máy tính, trước những “phông nền” được chuẩn bị cẩn thận. Dữ liệu công ty được lưu trên đám mây, quyền truy cập và bảo mật được điều chỉnh cho các chế độ làm việc khác nhau, và các ứng dụng cho phép mọi nhân viên phối hợp online một cách xuyên suốt.Khi được hỏi có muốn quay lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng, suốt 5 ngày 1 tuần, Lundberg và đa số bạn bè của cô đều trả lời là không. Một khảo sát của ứng dụng trò chuyện nhóm và hỗ trợ công việc Slack thông qua trang Future Forum cho thấy phần lớn trong số 4.700 nhân viên văn phòng được hỏi không bao giờ muốn quay lại cách làm việc cũ. Chỉ 12% muốn quay lại công việc văn phòng toàn thời gian và 72% muốn có một mô hình kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa trong tương lai.Kiểu làm việc 9-5 (9 giờ sáng cắp ô đi, 5 chiều cắp ô về) vốn phổ biến ở Mỹ và nhiều nước rất có thể sẽ trở thành 3-2-2, tức cho phép nhân viên chọn 3 ngày tại văn phòng, 2 ngày ở xa và sau đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần. Đây là đề xuất của giáo sư Ashley Whillans (Trường Kinh doanh, Đại học Harvard), nhằm trung hòa giữa hai nhóm nhân viên: một bên đấu tranh để tiếp tục làm việc từ xa ngay cả khi đã an toàn để quay lại văn phòng và một bên cho rằng cần làm việc tại văn phòng để thúc đẩy sự tương tác trực tiếp.Mô hình này sẽ cho nhân viên quyền sắp xếp lịch trình làm việc sao cho phù hợp nhất với cuộc sống của họ. Nó vừa giúp thúc đẩy sự sáng tạo và kết nối con người tại văn phòng vừa mang lại cho mọi người sự tự do để dành thời gian cho các thói quen (như tập thể dụng chẳng hạn), sở thích và bữa tối bên gia đình, điều mà họ đã tận hưởng trong thời làm việc từ xa.Giáo sư Whillans lưu ý rằng các lĩnh vực khác nhau sẽ có cách áp dụng mô hình này hơi khác nhau vì nhu cầu và ràng buộc đặc trưng riêng. Những tổ chức đã thử áp dụng phương thức kết hợp làm việc trực tiếp và làm việc từ xa này từ trước khi đại dịch xảy ra cho biết nhân viên của họ hạnh phúc hơn, năng suất cao hơn và giảm tỉ lệ vắng mặt. Andrew Seaman, biên tập viên của LinkedIn, lưu ý rằng nhiều công ty có thể sẽ đối mặt với áp lực phải áp dụng một phương pháp tương tự mô hình mà giáo sư Whillans đề xuất, dù muốn tất cả trở lại công sở như trước đây.Ngày làm việc ngắn hơnTheo John Trougakos, phó giáo sư môn hành vi tổ chức và quản lý nhân sự tại Đại học Toronto, các công ty cần xem dịch bệnh như một cơ hội để hiện đại hóa cách làm việc, không chỉ cho phép nhân viên làm việc tại nhà mà cần có những thay đổi về thời gian làm việc để thích nghi với hoàn cảnh mới, chẳng hạn như tuần làm việc 4 ngày và ngày làm việc 6 giờ.Amanda Goetz, người chọn làm việc 2,5 ngày một tuần với tư cách giám đốc tiếp thị cho website hỗ trợ nghề nghiệp Teal, nói với trang Digiday rằng tuần làm việc 40 tiếng đồng hồ sẽ không tồn tại trong 10 năm nữa. “COVID đã đưa chúng ta tới nơi mà lẽ ra 10 năm nữa chúng ta mới đến được với sự trỗi dậy của nền kinh tế sáng tạo. Với cách các công ty đang vận hành hiện nay, người quản lý không cần thiết phải sở hữu lịch làm việc của nhân viên, miễn là giao cho họ những chỉ tiêu rõ ràng mà họ có thể đạt được” - Goetz nhận xét. Được và mấtĐối với những người có thể làm việc tại nhà, một ngày làm việc của họ sẽ thay đổi đáng kể. Những người này - chiếm 40% giới làm công ăn lương tại Mỹ - sẽ tiết kiệm được trung bình một giờ di chuyển mỗi ngày - Elisabeth Reynolds, giám đốc điều hành sáng kiến “Work of the Future” (Công việc của tương lai) của Viện Công nghệ Massachusetts, dự đoán. Nhưng thách thức lớn nhất là điều gì sẽ xảy ra với số 60% lao động còn lại, khi bản chất công việc của họ không cho phép họ làm việc tại nhà.Sự sụt giảm số người ra đường đi làm hàng ngày và đi công tác có ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm trong các ngành hỗ trợ và phục vụ nhân viên văn phòng. Có tới 1/4 lao động tại Mỹ làm việc trong các ngành vận tải, dịch vụ ăn uống, dọn dẹp và bảo trì, bán lẻ và chăm sóc cá nhân. Những công việc thường tập trung ở các thành phố và được trả lương thấp hơn này đang biến mất hoặc có nguy cơ biến mất trong thời gian tới.Tương tự, bất động sản, mà trực tiếp nhất là nhu cầu về không gian văn phòng, cũng nằm trong số những ngành bị tác động sâu sắc. Các khu vực đô thị trung tâm vốn được thiết kế cho nhân viên văn phòng làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều không tránh khỏi bị ảnh hưởng theo cấp số nhân - Vaibhav Gujral, đối tác tại công ty tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh McKinsey & Company, nhận định.“Các công ty hiện đang cân nhắc nhiều hơn bao giờ hết về số phận những bất động sản của họ. Liệu có nên giữ các trụ sở chính hoành tráng ở những khu trung tâm thành phố hay họ nên áp dụng một mô hình linh hoạt hơn?” - Gujral chia sẻ.Những thứ có thể sẽ mất đi nếu nhân viên không bao giờ phải đến văn phòng nữa, theo Gujral, là năng lượng tích cực từ những cuộc giao tiếp mặt đối mặt, không bị đóng khung qua màn hình máy tính; là sự sáng tạo đến từ sự hợp tác tự phát; là lòng tin và các mối quan hệ được xây dựng thông qua vô số cử chỉ và tương tác nhỏ không cần nói ra.Erica Brescia, giám đốc điều hành công ty dịch vụ lưu trữ trên web GitHub, thì quan ngại rằng những người vốn giỏi khoản kết nối với mọi người và mang lại sinh khí cho các cuộc trò chuyện sẽ cần học cách trở thành những người giao tiếp tốt… bằng văn bản.■Ngay cả khi nhân viên quay lại làm việc ở văn phòng, mọi thứ cũng sẽ không như trước nữa. Theo Stewart Butterfield, đồng sáng lập và CEO của Slack, sự chuyển đổi đột ngột sang làm việc phi tập trung đã mang đến cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ để chúng ta hình dung lại mọi thứ, từ cách thực hiện công việc cho đến cách điều hành công ty.Và nếu có thể quay về những năm tháng mà công việc văn phòng chính thống trải dài từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, Butterfield dự đoán, có khả năng chúng ta sẽ chỉ giữ lại những phần tốt nhất của văn hóa công sở, đồng thời giải phóng bản thân khỏi những thói quen xấu và quy trình làm việc kém hiệu quả, điển hình như các cuộc họp tốn thì giờ, thậm chí quan liêu và không cần thiết. Tags: COVID-19Làm việc từ xaLàm việc
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
Đà Lạt hướng tới mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu về tăng trưởng xanh MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.