Cùng những nhà thiết kế trẻ...

NGUYỄN TRI PHƯƠNG ĐÔNG 02/08/2008 19:08 GMT+7

TTCT - Lại một mùa tạo mẫu hứng khởi đến với các nhà thiết kế tinh khôi - mùa ra trường. Trên nền của những cái mới quen thuộc, những tín hiệu thẩm mỹ văn minh đang bắt đầu chút lấp lánh, nhất là ở ngành đồ họa.

Phóng to

Lê Hoàng Uyên

Khái quát phân minh và dung dị thực tiễn phố phường - tình hình giao thông - bằng một diễn đạt kiệm lời, bộ poster này đã ghi nhận cố gắng đến cùng của Hoàng Uyên, cô thủ khoa đồ họa.

Phóng to

Đặng Thị Minh Phương

Tiềm ẩn một năng lực sáng tạo hồn nhiên mà siêu thực, cùng với sự mẫn cảm đồ họa, nhà thiết kế có kinh nghiệm của Công ty Khai Trí này đang mau tìm thấy mình trong tạo mẫu.

Như đa số đồng môn, cô luôn gian lao hoàn thiện phương pháp sáng tạo, nhất là ở đồ án này: một á khoa vất vả!

Phóng to

Nguyễn Ly

Khỏe khoắn và hiện đại trong thể hiện, chàng lớp trưởng này đã chứng tỏ năng lực tạo ấn tượng khá đắc địa với poster về đề tài chống nạn buôn bán phụ nữ.

Không chỉ với Nguyễn Ly tự tin có phần thái quá, khả năng tổ chức tổng thể, kỹ năng khái quát và ước lệ, qui trình xử lý ý tưởng hoàn thiện ít được thấy từ các khóa gần đây.

Phóng to

Trần Thị Mỹ Hạnh

Bộ lịch cho thương hiệu sôcôla Petit Amour của cô đã phối hợp thuận mắt ảnh chụp, tranh màu nước và hình vẽ can thiệp. Tổ hợp màu, cùng với phối hợp chữ gọn và khéo, đã làm cho sôcôla gần đến độ ngọt ngào hơn.

Phóng to

Nguyễn Hương Thu Minh

Những sắc màu hòa nhập - hệ thống poster về Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu - là tên đề tài của Thu Minh. Cô quan niệm “ánh sáng của người khiếm thị là sự tổng hợp từ những “màu sắc” của xúc giác, của âm thanh..., của những cảm nhận qua trải nghiệm. Chính “ánh sáng” ấy giúp các học sinh khiếm thị dần nhận thức trọn vẹn hơn về thế giới quanh mình, hiểu mình là ai, đang ở đâu trong cuộc sống và ngày một trưởng thành hơn, vững vàng hơn khả năng hòa nhập cuộc sống”.

Thật ngạc nhiên, thao tác đồ họa lại khẳng định một cô gái luôn có phần thiếu tự tin này.

“Các sinh viên đồ họa năm nay làm bài với nhiều ý tốt, tuy nhiên kỹ năng còn quá thiếu và thay đổi đề tài nhiều, nên kết cuộc không như họ mong muốn. Mặt khác, chúng tôi đã áp dụng dần cách thẩm định thực chất hơn. Đáng khen các sinh viên mạnh dạn với các đề tài xã hội nóng như thực trạng giao thông, buôn bán phụ nữ. Qua các đề tài ấy, chính họ cũng thêm trải nghiệm cuộc sống hơn”.

GV, nhà thiết kế Phạm Tam - trưởng chuyên ngành đồ họa, khoa mỹ thuật công nghiệp, ĐH Kiến trúc TP.HCM - nhận xét về các đồ án tốt nghiệp cử nhân mỹ thuật công nghiệp, khóa 2003 - 2008, khoa mỹ thuật công nghiệp, ĐH Kiến trúc TP.HCM.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận