TTCT - Chuyển đổi công việc là một việc cần làm ít nhất vài lần trong đời. Nhưng ở thời điểm có nhiều điều khác biệt so với mọi năm như đầu năm 2022 này, câu chuyện kiếm việc mới và hoạt động tuyển dụng chứa đựng nhiều điều khác biệt. Sự sụt giảm nhân sự đột ngột bắt buộc và tự nguyện từ giữa năm 2021 do ngưng trệ sản xuất vì dịch bệnh đang dẫn đến sự bùng nổ tuyển dụng nhân công, không chỉ ở các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Một công ty may tại Khu chế xuất Tân Thuận quận 7, TP.HCM thông báo tuyển dụng với nhiều ưu đãi nhằm phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19. Ảnh: TỰ TRUNGNhu cầu vĩ môTrong ngắn hạn, cầu lớn hơn cung nên giới chủ buộc phải có những gói thu nhập đủ hấp dẫn để thu hút lao động. Ta có thể thấy thông tin giới thiệu về thu nhập cho công nhân lao động của các ngành thâm dụng cao hơn hẳn, tăng từ 10-15% so với trước đây, thông qua các khoản ứng trước, phụ cấp, cơ hội làm thêm giờ…Một công nhân không cần kinh nghiệm của ngành may mặc hoặc giày da sẽ có cơ hội có thu nhập 8-9 triệu đồng, so với mức 7-8 triệu năm trước trong cùng một điều kiện làm việc. Tuy nhiên với cơ cấu của gói thu nhập là lương cơ bản, các phụ cấp…, có thể thấy tính ngắn hạn của sự tăng thêm thu nhập này, khi lương cơ bản là hằng số và các khoản phụ cấp khác có thể thay đổi trong vòng một quý. Về lâu dài, khi cung và cầu lao động trở về cân bằng, ví dụ, không cần tăng ca nhiều nữa để đáp ứng các đơn hàng tồn đọng, sự thật về thu nhập người lao động được tăng thêm mới có câu trả lời chính xác. Về đại thể, giới chủ bao giờ cũng chủ động hơn người lao động, vậy nên với những người đang tìm kiếm công việc phổ thông, một mức lương căn bản cao hơn, chính sách phúc lợi về đưa đón, hỗ trợ chỗ ở… tốt hơn nên là lựa chọn ưu tiên hơn là con số tổng thu nhập, bởi nó đem lại sự ổn định lâu dài.Với phân khúc nhân lực có đào tạo chuyên sâu, nhân viên văn phòng, kỹ thuật, IT, bán hàng…, tìm kiếm việc làm mới trong giai đoạn này cũng có những yêu cầu kỹ năng khác so với trước đây. Cũng xuất phát từ yêu cầu phục hồi nhanh đội ngũ nhân sự, nhà tuyển dụng có xu hướng chấp nhận ứng viên có khả năng nhận việc sớm hơn là cân nhắc về ứng viên nổi trội.Trong trường hợp này, tiền lương cao không phải là yếu tố mà nhà tuyển dụng ưu tiên để thu hút ứng viên. Ví dụ, với yêu cầu của trưởng một dự án mới thuộc một doanh nghiệp sản xuất trong vòng hai tuần phải có đủ một nhóm cả thiết kế, kỹ thuật, thử nghiệm - kiểm tra, đồng bộ hóa… để khởi động dự án, thì bộ phận tuyển dụng sẽ cố gắng lấp đầy hơn là tìm ra nhân tố xuất sắc.Câu chuyện vi môNhu cầu sử dụng lao động tồn tại song song hai xu hướng: ổn định và linh động. Với các công ty thuộc các quốc gia châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, tính ổn định được ưu tiên. Ngược lại là các công ty Việt Nam, có vẻ giống kiểu Âu - Mỹ hơn. Việc chuyển đổi từ một công ty kiểu Nhật qua công ty Việt Nam thường cần một khoảng thời gian thích nghi, từ cách làm việc, cách yêu cầu và ra quyết định, nhỏ nhặt hơn là cách chào hỏi xưng hô ở đầu email.Các ứng viên cần chấp nhận một điều: nếu ổn định thì khả năng tăng lương cao, nhanh, rất khó, tương ứng với việc nghỉ việc mất nhiều thời gian. Còn linh hoạt thì lương sẽ dễ tăng nhanh, nhưng từ khi có sai phạm đến khi bị buộc thôi việc có thể chỉ cần một ngày, thậm chí chỉ cần trả laptop xong là ký giấy đi về, không cần phải bàn giao.Hậu đại dịch là giai đoạn phục hồi. Nền kinh tế mở rộng trở lại đang tạo ra khoảng trống trong cung và cầu nhân lực. Lý do chủ yếu là nhu cầu ngắn hạn và độ trễ của sự đáp ứng. Người tìm việc và nhà tuyển dụng đều có thể tìm thấy ở đấy một lợi thế cho mình.Trong bối cảnh việc cần người và người cần việc đều tăng, xuất hiện một nghịch lý về tuyển dụng việc làm. Việc vẫn đầy đấy, ứng viên cũng nhan nhản ra nhưng vẫn không tuyển được. Nó nằm ở các vị trí công việc mà không có trường đại học nào dạy.Ví dụ như bán hàng kỹ thuật. Người được đào tạo về kỹ thuật thì ít ai có kỹ năng chào hàng, ai biết rành rẽ thì đã tự khởi nghiệp, còn người biết bán hàng thì không mấy ai muốn lọ mọ học đọc bản vẽ, tìm hiểu về cơ lý tính, quy trình chế tạo… Đây thực sự là một vấn đề đối với những công ty săn đầu người. Một phần nó là một loại ngành nghề tự đào tạo. Một phần nó là vấn nạn của xu thế hướng nghiệp kiểu phân công lao động đã kéo dài một thời gian quá lâu.Về quê gần đây, tôi được biết hầu hết học sinh cấp III trường chuyên ở tỉnh nhà - có thể coi như một mẫu đại diện cho đội ngũ lao động chất lượng cao của Việt Nam trong tương lai, hầu hết sẽ đỗ các đại học hàng đầu trong nước - năm nay vào Sài Gòn chọn học IT và kinh tế. Lục lại sàn điểm tuyển sinh của các trường kỹ thuật hàng đầu năm rồi, mới hay điểm đầu vào của các ngành như kỹ thuật hay cơ khí đều thấp hơn các ngành IT từ 2-4 điểm và có nơi còn thấp hơn các ngành kinh tế.Phải chăng điều đó cho thấy chúng ta đang có hy vọng 5-10 năm nữa, Việt Nam sẽ là một quốc gia của những doanh nhân và một cường quốc công nghệ?■ Tags: Lao độngKinh tếTiền lươngLương tối thiểuViệc làmChuyển việc
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Tin tức thế giới 12-10: Ông Trump được bảo vệ như tổng thống; 6 người Brazil nhiễm HIV sau ghép tạng NGHI VŨ 12/10/2024 Tổng thống Mỹ Biden cho phép ông Trump được bảo vệ như tổng thống đương nhiệm; Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt đối với các ngành dầu mỏ và hóa dầu của Iran; 6 người ở Brazil nhiễm HIV sau ghép tạng... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-10.
Tin tức sáng 12-10: Quỹ bảo hiểm xã hội dư 1,2 triệu tỉ đồng, chủ yếu dùng đầu tư trái phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 12/10/2024 Ngân hàng HSBC nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gây "bất ngờ"; Có tới 1,3 triệu người Việt sống chung với bệnh mạch vành.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường hội kiến ông Tập Cận Bình THANH HIỀN 11/10/2024 Ngày 11-10 tại Bắc Kinh, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.