TTCT - Đây là một thiên phóng sự của 18 tháng ròng rã theo dõi và thu thập thông tin ngay trên hiện trường thế giới Ả Rập của nhà báo Scott Anderson, chuyên gia về các vấn đề Ả Rập. Nhà báo Scott Anderson Phóng sự kể về thảm họa của những vùng đất Ả Rập hoang tàn đổ nát kể từ khi Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Iraq 13 năm về trước, cho đến hiện tượng trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hôm nay, với cuộc khủng hoảng của làn sóng di cư ồ ạt của nạn nhân chiến tranh, khiến chiến tranh và bất ổn xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Thiên phóng sự giúp độc giả hiểu từ bên trong tất cả những sự kiện đã và đang diễn biến trong thế giới Ả Rập, xuyên qua cái nhìn của sáu “nhân chứng” ở Ai Cập, Libya, Syria, Iraq và Iraq Kurdistan LỜI TÁC GIẢ: Sáu nhân chứng mà cuộc đời của họ được kể trong thiên phóng sự này là sáu người ở những vùng đất khác nhau, ở các thành phố khác nhau, thuộc các bộ lạc khác nhau, có gốc gác gia đình khác nhau, nhưng cùng với hàng triệu triệu con người sống ở Trung Đông, cả sáu người này đã phải chia sẻ những trải nghiệm của một sự tan rã đổ nát sâu sắc. Cuộc đời của họ đã bị thay đổi vĩnh viễn kể từ những biến động bắt đầu xảy ra trong năm 2003 với sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Iraq, rồi hàng loạt cuộc “cách mạng” được phương Tây biết đến như là “Mùa xuân Ả Rập” (Arab Spring) và đến ngày nay, những biến động đó vẫn tiếp diễn với sự tàn phá của IS, những cuộc khủng bố và những sự sụp đổ thể chế ở một số nước. Cứ nhân những biến động đó của mỗi người cho hàng triệu triệu mạng sống thì những biến động đó đang thay đổi đất nước họ, thay đổi cả khu vực Trung Đông và thậm chí cả toàn thế giới. Vào đầu những năm thập niên 1970, tôi đã có dịp cùng bố tôi đi chu du nhiều nơi trong khu vực. Chính những chuyến đi đó đã khiến tôi quan tâm sâu sắc về Hồi giáo. Trung Đông là địa bàn mà tôi chập chững bước vào làng báo: mùa hè năm 1983, tôi bay đến Beirut - nơi đang xảy ra những cuộc giao tranh - với hi vọng sẽ trở thành một phóng viên tự do (freelance). Những năm kế tiếp sau đó tôi “nhập bọn” với một trung đội Israel có nhiệm vụ mở các cuộc đánh phá ở West Bank (Cisgiordania), tôi đã ăn ngủ chung với các dân quân Janjaweed ở Darfur, tôi đã làm những cuộc phỏng vấn với gia đình của những người khủng bố đánh bom liều chết. Trong suốt nhiều thập niên, với nghề phóng viên, tôi đã ngược xuôi khắp nẻo trong khu vực, và nhận thấy các vùng đất Ả Rập cực kỳ trì trệ đến độ chẳng có một khu vực nào trên thế giới tệ như thế. Trong những ngày đầu của “Mùa xuân Ả Rập”, tôi rất phấn khởi khi nhìn thấy sự nổi dậy của quần chúng. Trước đó tôi vẫn tin rằng trong thế giới Ả Rập, một trong những đặc thù dễ nhận ra và làm người ta dễ nản chí là cái văn hóa “chấp nhận số phận”, qua đó những ứng xử của người dân không phải dựa trên những điều mà họ mong muốn mà chỉ nhắm đến sự phản kháng. Bởi vậy phần lớn người Ả Rập là “chống”: chống Do Thái (anti-Zionist), chống phương Tây (anti-West), chống đế quốc (anti-imperialist). Và liên tục qua các thế hệ, mấy tay chính khách độc tài trong khu vực cũng đã khéo léo lèo lái những bức xúc thất vọng của quần chúng hướng về những “kẻ thù ngoại bang” cần chống đối, và như thế đánh lạc hướng công luận trước những trách nhiệm của sự cai trị tồi tệ của chế độ. Nhưng bất ngờ “Mùa xuân Ả Rập” đã phá tan cái kịch bản lâu đời kể trên (nặn ra “kẻ thù ngoại bang”). Đấy là lần đầu tiên, ở một mức độ rộng lớn, quần chúng ở Trung Đông chĩa thẳng vào chế độ những bức xúc, sự tức tối, giận dữ. Nhưng rồi sau đó mọi chuyện bị “trật đường ray” một cách khủng khiếp, để rồi sau đó đã ươm mầm đẻ ra một tổ chức tàn bạo và độc ác: “Nhà nước Hồi giáo tự xưng - IS”. Nhưng vì sao mà mọi chuyện lại diễn biến lạ lùng như thế? Bản chất đa diện của “Mùa xuân Ả Rập” (xuất hiện cùng lúc ở nhiều nước khác nhau, với tình hình chính trị khác nhau, với các sắc tộc khác nhau...) khiến người ta không dễ gì tìm ra câu trả lời hoàn hảo. Bản đồ Trung Đông Phần lớn của 22 quốc gia thuộc thế giới Ả Rập ít nhiều đều chịu những tác động của “Mùa xuân Ả Rập”, nhưng những quốc gia chịu tác động mạnh nhất là Ai Cập, Iraq, Libya, Syria, Tunisia và Yemen đều là những nước theo thể chế “cộng hòa”. Trong sáu quốc gia kể trên, có đến ba quốc gia đã tan rã hoàn toàn đến độ người ta nghi rằng ở những nước này cũng chẳng còn hiện hữu cơ chế nhà nước có khả năng vận hành là Iraq, Syria và Libya. Từ tháng 4-2015, phóng viên nhiếp ảnh Paolo Pellegrin và tôi đã bắt đầu làm hàng loạt chuyến đi dài ngày ở Trung Đông. Chúng tôi “bao phủ” toàn bộ các cuộc xung đột đã xảy ra ở Trung Đông trong khoảng hai thập niên đổ lại, và chúng tôi nghĩ rằng những chuyến đi “thực tế” kể trên sẽ cho phép chúng tôi thu thập thông tin để có thể hiểu thật sự cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập”, nhất là đoạn kết bi thảm của nó. (*): Từ phóng sự “Terre spezzate: viaggio nel caos del mondo arabo” đăng trên nhật báo Ý La Repubblica ngày 18-8-2016. Tags: Đất khổẢ rập hỗn loạnThế giới Ả RậpNhà báo Scott Anderson
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối MINH HÒA 08/07/2025 Nguyên nhân bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện do chủ căn hộ tự đấu nối bị chạm chập, gây cháy.
UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc THẢO LÊ 08/07/2025 Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.
Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng ĐỨC TRONG 08/07/2025 Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.
'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm THANH BÌNH 08/07/2025 Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.