TTCT - Nhà cựu ngoại giao và chuyên gia về khu vực David Brown trả lời Tuổi Trẻ Cuối Tuần liên quan tới những diễn biến ở biển Đông. David Brown là nhà ngoại giao từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông rời nhiệm sở năm 1997 và là chuyên gia về Đông Á cũng như những vấn đề năng lượng quốc tế. David Brown từng trở lại Việt Nam triển khai các dự án giáo dục, bảo tồn môi trường và hiện vẫn đi lại thường xuyên giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều bài viết phân tích về tình hình biển Đông và thời sự ở Việt Nam.David Brown * Ông bình luận sao về diễn biến mới nhất ở biển Đông? - Quyết định của Trung Quốc đưa giàn khoan hơn 1 tỉ USD vào vùng biển ngay ngoài khơi Việt Nam và thách thức Hà Nội phản ứng là hành vi ngạo mạn cực điểm. Rõ ràng (Bắc Kinh) nghĩ rằng bạn bè và các nước láng giềng của Việt Nam sẽ lẩn tránh vấn đề nên Bắc Kinh tìm cách gây hấn để Việt Nam tấn công trước.* Ông đã chỉ ra rằng vị trí đặt giàn khoan vi phạm vùng lãnh hải của Việt Nam. Vì sao tình huống lần này nghiêm trọng và lại dẫn tới căng thẳng nhiều tới vậy?- Đây rõ ràng là hành vi cực kỳ hung hăng từ Trung Quốc. Sản xuất dầu khí ngoài biển luôn là một động lực cho phát triển GDP ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển các mỏ ở phía Nam, Hà Nội cũng hi vọng phát triển các mỏ mới ở bể Phú Khánh ngay ngoài vùng biển miền Trung. Hải Dương 981 giờ thách thức việc thăm dò ngay chính bể đó, dù là ở phía ngoài khơi xa hơn.* Trung Quốc rõ ràng đã làm ngơ thỏa thuận DOC với các nước ASEAN, luật biển của Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế?- Bắc Kinh cố vẽ một đường trên biển Đông rồi tuyên bố là mọi thứ của mình. Luật pháp quốc tế không chấp nhận lập luận của Trung Quốc rằng việc họ chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 cho phép Trung Quốc quyền khoan thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam. Trong bất cứ trường hợp nào, Trung Quốc đã phớt lờ các kêu gọi yêu cầu họ “làm rõ” căn cứ các tuyên bố họ làm chủ toàn bộ biển Đông. Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào về địa điểm lựa chọn khoan thăm dò của họ.* Ông nhận xét sao về bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa rồi khi Thủ tướng rất thẳng thắn nêu vấn đề biển Đông với hành vi “ngang nhiên” và “rất hung hăng” của Trung Quốc?- Thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh rằng Việt Nam đã rất kiềm chế tại biển Đông nhưng bất chấp vậy Trung Quốc vẫn rất hung hăng tấn công Việt Nam. Vụ đụng độ ngoài biển miền Trung Việt Nam là một lời cảnh tỉnh đối với các nước khác cũng có lợi ích tại biển Đông. * Một Trung Quốc mạnh bạo hơn, dù vẫn đàm phán với ASEAN nhưng không hề thể hiện đồng ý với một bản thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử (COC). Đâu là giải pháp cho Việt Nam và ASEAN nếu Trung Quốc bác bỏ COC?- Mọi thứ đã rất rõ là Trung Quốc tìm mọi cách để trì hoãn một bộ COC mạnh, có tính ràng buộc. Giờ là lúc mà Việt Nam và các nước ASEAN khác đang bị đe dọa bởi chính sách bành trướng của Trung Quốc phải hợp tác với nhau. Điều quan trọng giờ là các nước đi đầu trong ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei), với sự ủng hộ của Indonesia và Singapore, nên hợp tác để giải quyết những bất đồng còn liên quan tới vấn đề ở Trường Sa. Điều quan trọng là phải đạt được đồng thuận về các nguyên tắc giải quyết “các sự cố trên biển”.Nếu đa số các nước ASEAN có thể thống nhất với nhau, các nước khác (bên ngoài) có cùng lợi ích về duy trì hòa bình an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông - trước hết là Mỹ, đồng thời là Nhật, Hàn Quốc và Úc - sẽ có cơ sở để có thể ủng hộ mạnh mẽ hơn.* Việt Nam đã ám chỉ rằng không loại trừ việc có các biện pháp pháp lý. Khả năng đó khả dĩ thế nào?- Tôi hi vọng là không chỉ Việt Nam mà các thành viên khác của ASEAN (ví dụ như Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore) cùng chung tay ủng hộ vụ kiện của Philippines tại tòa án quốc tế."Không giống quân đội Philippines, lực lượng vũ trang Việt Nam là lực lượng đáng kể. Không ai nghi ngờ lòng dũng cảm và kỷ luật của quân đội và hải quân Việt Nam, những người thừa hưởng cả ngàn năm từng đánh thắng các lực lượng quân xâm lược, đặc biệt là của Trung Quốc. Ngoài ra, Hà Nội đã đầu tư nghiêm túc cho việc hiện đại hóa quân đội trong những năm gần đây..."DAVID BROWN (viết trên Asia Sentinel về tình hình biển Đông) Tags: Biển Đông
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 38-2023: "Các chuyến đọc giữa những vì sao" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 28/09/2023 1 từ
Bộ Công an: Đề xuất xe máy phải ra trạm kiểm định khí thải THÀNH CHUNG 01/10/2023 Tại dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất xe máy phải kiểm định khí thải và được thực hiện tại các trạm kiểm định đạt chuẩn.
Asiad 19 ngày 1-10: Bóng chuyền nữ Việt Nam cân bằng tỉ số 2-2 trước Hàn Quốc TẤN PHÚC 01/10/2023 Sau khi bị dẫn 0-2, các cô gái tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã thi đấu quật khởi và thắng liền hai ván tiếp theo để cân bằng tỉ số 2-2 trước Hàn Quốc.
Ngăn lạm thu trong trường học bằng cách nào? MỸ DUNG 01/10/2023 Làm sao để ngăn tình trạng lạm thu trong trường vốn cứ 'đến hẹn lại lên' mỗi đầu năm học?
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024: Dự kiến tổ chức 25 chương trình, ngày hội TRẦN HUỲNH 01/10/2023 Năm 2024, báo Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục kết hợp tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.