TTCT - Những ngày giữa tháng 10, nông dân vùng Tháp Mười tất bật đồng áng. Gieo sạ ít hôm, nông dân vào cao điểm phun thuốc diệt mầm cỏ dại. Trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, thấp thoáng xuất hiện những “vật thể lạ” trên không kèm theo tiếng động cơ ù ù. Đó là đồ nghề mới của nông dân vùng này: drone - máy bay không người lái, dùng để phun thuốc cho cây. “Phi công” chân đấtDõi theo drone sải cánh, anh Oanh cho biết anh "học bay" để làm thuê được một năm. Là nông dân, từng đi phun thuốc thuê, hồi mới vào nghề, anh chưa quen công nghệ như drone. Những ngày đầu, anh không ít lần mất lái, có hôm làm rơi drone xuống ruộng, cháy môtơ, phải xách đi hàng chục cây số đến trạm sửa. Chật vật non tuần lễ, anh thành thục và theo nghề "phi công" cho đến nay.Drone chỉ cần 10-15 phút là phun thuốc hết một mẫu (1ha) ruộng. Mỗi ngày, tùy khoảng cách di chuyển, nhóm có thể bay từ 20-30 mẫu. Con số này ăn đứt một thợ giỏi: từ sáng sớm đến tối muộn được 4 mẫu là nhiều. “Đỡ công nhiều lắm. Hô là mình đi xịt thuốc nhưng máy làm chính. Nó bay tự động được, chủ yếu mình đi theo pha thuốc, thay pin, canh coi có trục trặc gì không”, anh Oanh nói.Một lúc sau, ông chủ ruộng Nguyễn Công Tưởng (sinh năm 1993, Long An) đến quan sát tiến độ nhưng lại đứng bên bờ tán dóc: Xịt thuốc bằng drone vụ này là lần thứ ba rồi. Theo anh Tưởng, dùng drone, lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm nhiều: thuốc trừ sâu giảm 20%, thuốc dưỡng giảm 30%, thậm chí có loại giảm 50% so với phun truyền thống. Một cữ phun diệt mầm cần 10 bịch thuốc cho một mẫu ruộng thì drone chỉ dùng 6-7 bịch là ngon lành. “Tiền công một mẫu, mướn thợ phun thuốc thủ công tốn 150.000 đồng, thuê một đội drone thì 170.000 đồng. Mắc hơn 20.000 đồng nhưng xài drone tiết kiệm được thuốc, cộng lại vẫn rẻ. Drone cũng đỡ tốn thời gian, hồi trước xịt hai ba mẫu ruộng mất nửa buổi là nhanh, giờ chưa tới một tiếng là xong”, anh Tưởng nói.Drone trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: TRỌNG NHÂNChủ của những con drone trên và sếp của anh Oanh là anh Lê Thanh Hiền (sinh năm 1988, Đồng Tháp). Anh Hiền kể giáp tết năm ngoái xuất hiện đợt dịch, cần phun gấp cho hơn 10 mẫu lúa của gia đình nhưng không tìm được thợ làm, bèn mua một chiếc drone về hỗ trợ. Thấy anh sắm máy xịn, nhiều người bĩu môi, không tin drone vừa giảm thuốc, giảm nước mà hiệu quả. Mỗi mẫu, drone chỉ dùng 10 lít nước pha thuốc, trong khi cách truyền thống cần đến 200 lít. Anh lý giải: sở dĩ giảm sâu là vì drone phun được những tia cực nhỏ, đều, phủ khắp mặt lúa. Trái lại khi phun tay, nhằm bù thất thoát, thợ thường pha nhiều nước để rải đủ thuốc khắp cánh đồng. Sau một vụ, nông dân thấy năng suất và chất lượng lúa ở cánh đồng có và không dùng drone vẫn như nhau. Họ tin tưởng, bắt đầu liên hệ với anh Hiền nhờ bay. Khách tăng, anh mua thêm drone làm dịch vụ. Đến nay anh có bảy chiếc, chuẩn bị nhập thêm ba chiếc. Mỗi bộ drone chuyên dùng trong nông nghiệp giá không rẻ, từ 500-600 triệu đồng.Thêm drone phải tăng "phi công". Trung bình, mỗi máy cần hai thợ vận hành. Anh Hiền tìm những người có kinh nghiệm phun thuốc, nhạy về công nghệ và nhất là quen biết, có uy tín để tuyển. “Công thợ ăn theo phần trăm, mỗi người 10%, nên họ chịu cày lắm, càng làm nhiều tiền công càng cao. Có những đợt dịch hay khi lúa sắp trổ, tất cả drone của tôi hoạt động hết công suất, từ 5 giờ sáng đến nửa đêm, phun cho 30 xã vùng Tháp Mười đến tận biên giới Campuchia”, anh Hiền nói. Về thủ tục, anh cho biết cần đăng ký với tỉnh và các xã muốn bay. Do drone là công cụ hỗ trợ hiện đại hóa nông nghiệp, các địa phương cũng tích cực tạo điều kiện.“Phi công” cho thuốc đã pha vào drone. Ảnh: TRỌNG NHÂNĐịa hình phức tạp, chi phí cao hơnHiện nay, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh drone dùng cho nông nghiệp đang đẩy mạnh đội bay và tiếp thị sản phẩm ở ĐBSCL. Anh Phạm Thanh Toàn, CEO Công ty MiSmart (tự làm drone), cho biết do khu vực này đặc thù có nhiều cánh đồng mẫu lớn, drone bay phun thuốc mới thật sự tạo hiệu quả về năng suất. Các đội cũng bay drone “đã” hơn và lợi nhuận cao hơn. Ở miền Bắc, ứng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp nhìn chung chậm hơn miền Nam. Nhiều nơi ở đồng bằng Bắc Bộ mới sử dụng máy gặt đập liên hợp 1-2 năm nay, trong khi nông dân ĐBSCL đã dùng trên dưới 10 năm. Khoảng 5 năm nữa drone bay trên đồng ruộng miền Bắc mới sôi động như trong Nam.Theo anh Toàn, hiện tại ở khu vực phía Bắc, MiSmart tập trung bay drone cho các đồi trà. Ở những địa hình khó khăn và phức tạp miền núi, bay drone giúp tiết kiệm thời gian và sức người. Do đồi trà không bằng phẳng, nhiều chướng ngại, drone thường được điều khiển bằng tay, không để ở chế độ tự động. “Sắp tới, MiSmart phát triển một mẫu drone dành riêng cho những cánh đồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên”, anh Toàn nói.Với Agridrone, Thiên Vũ cho biết hiện đang cung cấp một số loại máy cỡ nhỏ phục vụ cánh đồng miền Bắc. Chẳng hạn mẫu máy bay DJI Agras T10, được trang bị hộp chứa thuốc chỉ 10 lít, kèm theo 4 vòi phun. Khi gập các cánh, máy bay thu gọn đến 80% kích thước. Drone nhỏ thuận tiện cho nông dân muốn mua để bay cho đất nhà mình, dễ vận chuyển qua các cánh đồng nhỏ hẹp làm dịch vụ trong thôn xóm. Cũng do địa hình phức tạp, chi phí bay drone ở miền Bắc thường cao hơn so với miền Tây.Ruộng đồng miền Trung cũng nhỏ hẹp. Mới đây, một tập đoàn lớn về nông nghiệp ở An Giang đã lên kế hoạch đưa drone ra miền Trung trong những năm tới, đồng thời xây dựng mô hình hợp tác xã tiên tiến, quy tụ các nông dân trong một vùng tham gia. Họ tin rằng điều này sẽ phần nào giải quyết bài toán ruộng đất manh mún, dễ dàng triển khai bay drone. ■Các thông số hiển thị cụ thể trên bộ điều khiển của drone. Ảnh: TRỌNG NHÂNThị trường lớnCông ty tư vấn kinh tế PwC (Anh) ước tính dịch vụ drone toàn cầu đạt 127 tỉ USD vào năm 2020, trong đó lớn nhất là lĩnh vực hạ tầng, nông nghiệp, vận tải, an ninh, truyền thông, bảo hiểm, viễn thông, khai thác mỏ. Ở các nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc, số lượng công ty tham gia phát triển drone lên tới hàng ngàn, trong khi ở VN chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại Đông Nam Á, Malaysia, Singapore, Thái Lan đang chạy đua để trở thành trung tâm drone của khu vực.Drone còn nhiều ứng dụng khác như kiểm định tuôcbin điện gió, điện mặt trời, kiểm tra rò rỉ ống dẫn gas, hạ tầng điện. Drone có tiềm năng dùng để chữa cháy ở những nơi con người khó tiếp cận và tham gia quy hoạch, lập bản đồ, quản lý tiến độ các công trình xây dựng…Phát triển qua thời gianPGS.TS Ngô Khánh Hiếu, trưởng phòng Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Quốc gia TP.HCM động cơ đốt trong, đơn vị đồng sáng lập học viện drone đầu tiên của VN, cho biết khoảng 20 năm trước đã xuất hiện 5-6 nhóm chơi máy bay điều khiển tại TP.HCM. Để bay những chiếc đời cũ và xa xỉ đó, người chơi phải có kiến thức khí động học, về động cơ, phải luyện tập trên máy tính trước khi ra thực địa, nhanh nhất cũng mất 6 tháng. Chỉ cần nhầm lẫn một động tác, máy bay rớt ngay. Những loại máy bay điện nặng 1-2kg, ở cao độ 50-60m, tốc độ 50-60km/h, khi mất lái lao xuống đất có thể gây nguy hiểm.Drone ra đời giải quyết những hạn chế trên, có bộ phận tự hỗ trợ cân bằng, người chơi chỉ cần tập cho quen cảm giác bay, không đột ngột tăng hoặc giảm cao độ. Loại drone bình dân của Trung Quốc có tích hợp camera giá chỉ vài triệu. Các linh kiện, bo mạch, khung sườn ngày càng nhiều, dễ dàng lắp ráp, sửa chữa, giúp drone dễ tiếp cận người chơi hơn dòng máy bay điều khiển trước đây. Tags: Nông nghiệpĐBSCLDroneTrần Định HòaChim sắt
Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, nơi nào cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau bão? NGUYÊN BẢO 08/09/2024 Bắc Ninh, Hải Phòng, Cao Bằng và nhiều tỉnh/thành phố vừa tiếp tục thông báo cho học sinh nghỉ học thứ hai, ngày 9-9 để khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Nhiều đô thị ở Quảng Ninh gãy đổ 70% cây xanh, Hạ Long ngổn ngang sau bão CHÍ TUỆ 08/09/2024 Một ngày sau khi bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, công tác khắc phục hậu quả sau bão vẫn bộn bề khó khăn.
Nhiều tuyến đường qua miền núi các tỉnh phía Bắc bị sạt lở, ngập nước TUẤN PHÙNG 08/09/2024 Mưa lớn do bão số 3 gây ra khiến nhiều tuyến quốc lộ, đường tỉnh tại các tỉnh phía Bắc bị sạt lở, ngập nước gây cản trở giao thông.
Thiếu tá công an hy sinh khi làm nhiệm vụ trong cơn bão Yagi HỒNG QUANG 08/09/2024 Trong khi làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho phạm nhân và phân trại bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), thiếu tá Trần Quốc Hoàng hy sinh do bị dòng nước siết cuốn trôi.