TTCT - Tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron của đảng cầm quyền Cộng hòa tiến bước (LREM), với 58,5% số phiếu so với 41,5% của đối thủ Marine Le Pen - đảng cực hữu Tập hợp dân tộc (RN), đã bước vào nhiệm kỳ hai sau cuộc bầu cử hôm chủ nhật 24-4 tuần rồi. Tỉ lệ phiếu kỳ này của ông Macron không bằng kỳ bầu cử trước, 66,1%. Còn với bà Le Pen, 41,5% là tỉ lệ phiếu cao nhất trước giờ của một ứng viên cực hữu. Đây sẽ là một thực tế “khó chịu” mà ông Macron phải đối phó trong 5 năm tới. Cuộc bầu cử đã kết thúc, nhưng cuộc đối đầu Macron - Le Pen thì chưa. Ảnh: ft.comBà Le Pen nay sẽ bắt tay với các đảng khác để đối đầu ông Macron, bắt đầu ngay từ cuộc bầu cử Quốc hội 12-6 và 19-6 tới đây. Câu hỏi là đảng LREM cầm quyền, đang chiếm đến 345 ghế ở Quốc hội, trong 6 tuần nữa sẽ mất bao nhiêu ghế? Tất nhiên, LREM vẫn có thể tin rằng họ sẽ giữ được đa số, nhưng để cầm quyền sẽ cần liên minh, đặc biệt là với đảng cánh tả Nước Pháp bất khuất của ông Jean-Luc Mélenchon, người đã về ba ở vòng một, chỉ thua bà Le Pen gang tấc (21,95% - 23,15%). Đã có những tin đồn về ghế thủ tướng cho ông Mélenchon.Và ông Macron sẽ phải đối phó với bà Le Pen không chỉ trong nghị trường, mà rất có thể cả ngoài đường phố. Nhiệm kỳ trước, ông đã điên đầu với làn sóng áo gi-lê vàng suốt hai năm 2018 - 2019, “may” mà dịch COVID-19 ập tới, hết biểu tình. Câu hỏi phong trào này và bà Le Pen có liên hệ gì không và tới đâu, trước kia là nghi vấn, thì giờ là một khẳng định bằng chính cuộc bỏ phiếu tuần rồi.Theo khảo sát của Hãng BVS thực hiện cho tờ Ouest-France, công bố hôm 11-4, ngay sau vòng một, 44% cử tri áo gi-lê vàng bỏ phiếu cho bà Le Pen, rồi tới ông Mélenchon (28%). Câu chuyện càng phức tạp khi trong buổi tranh luận trước vòng hai, ứng cử viên Macron đã hỏi thẳng bà Le Pen: “Sao bà nhận tiền của người Nga?”, khiến bà bí quá chỉ biết trả lời: “Bởi vì không ngân hàng Pháp nào cho tôi vay”.Ông Macron thừa thế gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “chủ nhà băng của bà”. Bà Le Pen đuối lý, bèn hỏi lại ông Macron: “Vậy chớ ông tiếp ông Putin ở Versailles, mời ông ấy tới Brégançon nơi ông nghỉ hè thì sao?”. Để rồi sau khi có kết quả bầu cử, ông Putin đã chúc mừng ông Macron, đúng nghi lễ ngoại giao.Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Macron sẽ đối mặt cuộc khủng hoảng chưa từng thấy với châu Âu trong thế kỷ 21: cuộc chiến ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng kèm theo. Tháo gỡ những khó khăn này sẽ là ưu tiên chính với Nhà nước Pháp sắp tới. Do đại dịch, kinh tế Pháp rơi vào suy thoái trong năm 2020, GDP giảm tới 8,3%, dù đã tăng trở lại hơn 7% trong năm 2021. Tỉ lệ thất nghiệp, vốn giảm dần kể từ năm 2015, ở mức 7,4% vào cuối năm 2021 - thấp nhất kể từ 2008. Nhưng những hy vọng đó có nguy cơ tắt ngấm bởi những hệ quả của cuộc xung đột Ukraine.Càng khó khăn hơn nếu biết ông Macron là tổng thống mãn nhiệm đầu tiên đắc cử kể từ năm 2002. Dân Pháp cơ bản không ưa việc các lãnh đạo chính trị ngồi lâu, nên ông Macron sẽ còn khổ sở. ■ Tags: Marine Le PenTổng thống PhápBầu cử PhápEmmanuel MacronMacron
Khóa đường sớm chuẩn bị cho Tổng duyệt diễu binh, diễu hành ở TP.HCM NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ 27/04/2025 Lúc 2h30 sáng 27-4, một số tuyến đường ở trung tâm TP.HCM đã bị tạm khóa để chuẩn bị cho buổi Tổng duyệt diễu binh diễu hành.
Thức xuyên đêm chờ sáng mai xem 'concert quốc gia' BÙI NHI 26/04/2025 Người dân đến đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) từ sớm với mong muốn chờ xuyên đêm để xem 'concert quốc gia' sáng mai.
Tin tức sáng 27-4: Sáp nhập Gia Lai và Bình Định, tỉnh mới có 135 đơn vị hành chính TTXVN 27/04/2025 Tin tức đáng chú ý: Sáp nhập Gia Lai và Bình Định, tỉnh mới có 135 đơn vị hành chính; "Chuyến tàu Đại đoàn kết" - Hải trình đưa 60 kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1; Cảnh báo có thuốc giả mua bán trên mạng...
Hệ thống đèn hiệu đường băng sân bay Long Thành chính thức sáng đèn A LỘC 26/04/2025 Hệ thống đèn hiệu đường băng sân bay Long Thành vừa hoàn thành, vận hành thử nghiệm thành công sẵn sàng phục vụ công tác bay hiệu chuẩn.