TTCN - Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) phối hợp với Trung tâm Phát triển toàn cầu (Center for Global Development - CGD) vừa công bố danh sách 21 quốc gia giàu mạnh nhất thế giới không chỉ xét về mức độ tài chính mà còn dựa trên nhiều tiêu chí khác, tập hợp lại thành “chỉ số dấn thân với sự phát triển” (tạm dịch từ Commitment to Development Index - CDI). Phóng to Người tị nạn RwandaTTCN - Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) phối hợp với Trung tâm Phát triển toàn cầu (Center for Global Development - CGD) vừa công bố danh sách 21 quốc gia giàu mạnh nhất thế giới không chỉ xét về mức độ tài chính mà còn dựa trên nhiều tiêu chí khác, tập hợp lại thành “chỉ số dấn thân với sự phát triển” (tạm dịch từ Commitment to Development Index - CDI). Nói cách khác, ngày nay không thể một mình phát triển hoặc phát triển cho riêng mình mà còn phải hỗ trợ các nước khác phát triển. Hiện tượng “nước giàu hắt hơi thì các nước nghèo cũng nhảy mũi” cùng những hậu quả của nó (các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, quân sự... vì tranh chấp quyền lợi) phải thuộc về quá khứ. Trái lại, phải “dựa vào nhau” hoặc “cho nhau dựa”... mà sống. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số CDI dựa trên các chính sách chủ yếu của mỗi nước, bao gồm: 1/chính sách thương mại (trong đó xét các yếu tố như tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước nghèo cất cánh); 2/đầu tư; 3/di dân; 4/an ninh quốc gia; 5/viện trợ; 6/môi trường và kỹ thuật công nghệ. Tất cả được đánh giá theo thang điểm 10. Thứ hạng Quốc gia 1 Đan Mạch 1 Hà Lan 3 Thụy Điển 4 Úc 4 Anh 6 Canada 7 Pháp 7 Đức 7 Na Uy 7 Hoa Kỳ 11 Phần Lan 12 Áo 13 Bỉ 14 Ý 14 Bồ Đào Nha 16 New Zeland 17 Hi Lạp 18 Ireland 18 Thụy Sĩ 20 Tây Ban Nha 21 Nhật BảnViệc xếp hạng các nước giàu theo chỉ số CDI cho thấy các nước giàu chỉ cần thay đổi chút ít chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia là hoàn toàn có thể hỗ trợ và giúp các nước nghèo phát triển. Cơ sở đánh giá từng nước (giàu) là nguồn dữ liệu đáng tin cậy của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng nhiều cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Tuy chỉ tiến hành khảo sát trên 21 quốc gia, nhưng thật sự đó là những nước giàu nhất thế giới, nắm hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu (xem bảng). - Năm 2002 các nước giàu đã viện trợ tổng cộng 58 tỉ USD cho các nước chậm phát triển bằng nhiều hình thức như xóa nợ, viện trợ không hoàn lại, cho vay dài hạn, cung cấp thực phẩm hoặc tặng máy móc kỹ thuật cho việc phát triển hạ tầng cơ sở và nông thôn. Thông thường chi phí dành cho việc này trích từ tiền đóng thuế của người dân. Thống kê của CGD cho thấy Mỹ tuy được đánh giá là quốc gia có nhiều hoạt động viện trợ nhân đạo nhất nhưng thực tế số tiền tài trợ thấp hơn nhiều so với mức người dân nộp thuế. Chẳng hạn năm 2002 Mỹ chi tổng cộng 13,3 tỉ USD tài trợ, tính ra mỗi người dân Mỹ đóng góp 13 cent/ngày. Thực tế số tiền dân Mỹ đóng thuế cao gấp mấy lần con số ấy. Thế nên cho nhiều chưa chắc đã là hào phóng, vì số tiền đem cho đó chỉ là số lẻ của hầu bao căng cứng mà thôi. Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan mới là những quốc gia hảo tâm thật sự, thắt lưng buộc bụng giúp nước nghèo. Nói cách khác, chỉ số CDI nhấn mạnh đến nỗ lực giúp đỡ các nước nghèo hơn tất cả các tiêu chí khác. - Các mặt hàng nông sản chiếm 17-35% tổng sản lượng nội địa các nước đang phát triển, trong khi đó nước giàu chỉ đạt chưa đầy 3%. Để bảo vệ nông nghiệp trong nước, các nước giàu thường hay dùng công cụ thuế (nhập khẩu) cùng nhiều công cụ khác để ép các nước nghèo mà người nông dân “đầu đội trời, chân đạp đất” không có khả năng chống đỡ đòn phép các cường quốc. Thậm chí có khi nước giàu còn phá “sập chợ” luôn. Hàng công nghiệp cũng thế, việc áp đặt hạn ngạch và hàng rào quan thuế lên các sản phẩm công nghiệp chẳng hạn như hàng dệt may đã làm các nước nghèo khốn đốn. - Đầu tư nước ngoài là con dao hai lưỡi. Nếu hoạch định đúng như Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, điều đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội đi lên. Ngược lại, nếu quản lý yếu sẽ làm tăng nạn tham nhũng, bạo động và kìm hãm đà phát triển của quốc gia được đầu tư. Angola là một ví dụ. Với vốn tài nguyên khoáng sản phong phú, mỗi năm nước này thu về cả núi tiền từ khai thác dầu mỏ do các công ty nước ngoài bỏ vốn đầu tư. Nhưng do quản lý lỏng, chỉ trong vòng năm năm các quan chức đã biển thủ 4,2 tỉ USD, chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội hằng năm của nước này. - Di dân cũng là yếu tố được xét đến khi đánh giá chỉ số CDI. Đa số người dân các nước nghèo có khuynh hướng đổ xô tìm đến các nước giàu để làm việc và gửi tiền về quê nhà. Hậu quả của việc xuất ngoại chính là sự chảy máu chất xám. Hàng trăm triệu người đã định cư hẳn ở các nước giàu và tạo nền tảng cho luồng di dân tiếp tục đổ xô đến, trong đó Mỹ, Úc, Canada là tiêu điểm. Có khi nước càng giàu lại càng bất cần đến việc bảo vệ môi trường chung của cả thế giới. Bằng cớ là nghị định thư Kyoto nay chỉ là tờ giấy lộn đối với đệ nhất siêu cường.Đây là năm thứ nhì mà tạp chí chuyên ngành Foreign Policy và Tổ chức CGD bình chọn danh sách các nước giàu mà hào phóng. Nếu có những người giàu hào phóng thì cũng có những trọc phú. Tiếc thay, các trọc phú lại không để ý xem mình ô trọc đến đâu với đồng tiền của mình.
Tin tức sáng 28-4: Nhiều doanh nghiệp 'chốt' cổ tức trước nghỉ lễ; REE bị phạt BÌNH KHÁNH 28/04/2025 Một số tin tức đáng chú ý: REE bị phạt vì nhiều giao dịch chưa được thông qua; Nhiều doanh nghiệp 'chốt' cổ tức trước nghỉ lễ; Doanh nghiệp giảm mua lại trái phiếu trước hạn...
'Nghiền nát' Tottenham, Liverpool vô địch Premier League sớm 4 vòng đấu HOÀI DƯ 28/04/2025 Rạng sáng 28-4, chủ nhà Liverpool đã đánh bại Tottenham 5-1 ở vòng 34 Giải ngoại hạng Anh (Premier League), qua đó đăng quang chức vô địch.
Tái hiện khúc khải hoàn mừng 50 năm thống nhất: Trân trọng hạnh phúc của hòa bình ĐẬU DUNG 27/04/2025 Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo dự cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn mừng 50 năm thống nhất ở 3 điểm cầu: Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Trình báo công an khi tài khoản công ty bỗng dưng nhận 20 tỉ đồng bất thường PHAN SÔNG NGÂN 27/04/2025 Một công ty ở TP Nha Trang trình báo cơ quan điều tra, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa và phải khóa tài khoản vì bỗng dưng bị nhận hơn 20,11 tỉ đồng bất thường. Một người dân cũng bị buộc nhận hơn 7,73 tỉ đồng.