TTCT - Tài xế công nghệ chở khách hay giao hàng hóa, thức ăn phải tự gánh phí xăng dầu là một thực tế có từ ngày đầu của nền kinh tế gig (làm việc tạm thời và linh hoạt). Liệu khủng hoảng giá nhiên liệu hiện tại có là giọt dầu làm tràn ly? Ảnh: iStockTrong tuần lễ từ ngày 7 đến 13-3, giá trung bình trên toàn nước Mỹ của 1 gallon (3,78 lít) xăng đã đạt mức kỷ lục 4,33 USD, theo Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA). Giá xăng quá cao hiện chiếm gần như một nửa thù lao của những người lao động gig. Trước tình hình này, nhiều lái xe không còn muốn tiếp tục vì sức chịu đựng đã tới hạn.Cách đây 6 tháng, Adam Potash chạy cho hãng xe công nghệ Lyft trong khu vực thành phố San Francisco 45 giờ/tuần, kiếm cỡ 200 USD/ngày. Đến giữa tháng 3, tài xế 48 tuổi này chỉ còn chạy 20 tiếng mỗi tuần mà vẫn chưa thể hòa vốn sau khi trừ chi phí.Theo khảo sát 325 tài xế công nghệ do trang Rideshare Guy thực hiện, 38% cho biết giá xăng cao khiến họ lái ít hơn và 15% đã “treo vôlăng”. Jennifer Montgomery, một nữ tài xế UberEats 40 tuổi ở Las Vegas, đang thuộc nhóm 38% nhưng có lẽ sẽ sớm nhảy sang phía còn lại. Montgomery đã “vỡ mộng” với công việc này và đang tìm kiếm một việc khác không yêu cầu cô phải lái xe. Montgomery hiện chỉ chạy 3 tiếng mỗi ngày, bằng một nửa trước khi xăng tăng giá, vì “công việc này thực sự không còn mang đến lợi nhuận nữa”, cô nói với báo New York Times.Gữa lúc nhiều đồng nghiệp bỏ nghề vì giá xăng cao, Philippe Jean - chạy cho cả Uber và Lyft ở bang Pennsylvania - lại làm việc nhiều hơn. Nhờ chiếc Toyota Prius chạy được cả xăng lẫn điện, Jean có thể kiếm thêm từ thị phần khách hàng do các lái xe khác để lại. Nhưng đây chỉ là kế hoạch ngắn hạn. Jean vẫn phải chi 120 USD trong số 300-400 USD kiếm được hằng tuần cho xăng dầu và thậm chí phải cắt giảm khoản bảo hiểm xe. Jean dự định bỏ hẳn việc lái Uber vào cuối mùa xuân khi nhu cầu cho những công việc thời vụ khác anh có thể nhận tăng cao trở lại.Ở chiều ngược lại, cả Uber, Lyft và DoorDash - 3 ông lớn gọi xe và đặt đồ ăn qua app ở Mỹ - đều khẳng định với New York Times rằng tổng số “đối tác” của họ không hề giảm. Uber và Lyft còn cho rằng số tiền các tài xế hiện đang kiếm được cao hơn so với giai đoạn thực thi các lệnh phong tỏa để phòng COVID-19 và thậm chí so với trước khi có dịch. Theo số liệu từ Gridwise - ứng dụng giúp các tài xế theo dõi dữ liệu, thu nhập của các lái xe từ mức trung bình 308 USD mỗi tuần vào đầu tháng 1 đã tăng lên 426 USD vào đầu tháng 3. Tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, chi phí xăng mà các tài xế công nghệ phải trả cũng tăng từ 31 USD cho mỗi lần đổ lên gần 39 USD.Dù vậy, cả 3 công ty đều tuyên bố đã nỗ lực giúp các tài xế vượt qua “bão” giá xăng. Cụ thể, Uber và Lyft phụ thu người dùng dịch vụ 35-55 cent cho mỗi chuyến đi. Khoản phụ thu này sẽ được chuyển hoàn toàn cho các lái xe. Hai app này cũng hỗ trợ hoàn tiền xăng cho các tài xế. Tài xế DoorDash cũng hoàn 10% khi dùng thẻ ghi nợ trả trước của hãng để đổ xăng. Ngoài ra, công ty này dự định thêm thưởng cho các tài xế tùy thuộc vào số dặm đã lái.Chính quyền một số bang và các hiệp hội trong ngành cũng đã lên tiếng can thiệp. Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết ông sẽ đề xuất giảm thuế để giúp các tài xế của bang bù đắp chi phí xăng dầu, theo The Guardian. Ngoài ra, Hiệp hội Rideshare Drivers United đang kiến nghị các công ty xe công nghệ tăng tiền bù đắp chi phí và lập mức giá dịch vụ công bằng và bình đẳng hơn.Tuy nhiên, các tài xế phản ứng không mấy tích cực với những biện pháp mà các công ty xe công nghệ đưa ra. Theo AAA, giá xăng đã tăng khoảng 49% trong năm qua. Những khoản hoàn tiền 10% hay phụ thu vài chục cent vì vậy chỉ như “muối bỏ biển”.Christo Wilson, phó giáo sư Đại học Northeastern, cho rằng các công ty có thể tính giá nhiên liệu và xác định số tiền người lái xe được trả một cách cá nhân hóa hơn nhờ vào thuật toán. “Họ biết tài xế ở đâu và giá xăng trung bình ở khu vực đó như thế nào. Họ cũng biết người lái xe di chuyển bao xa và bao lâu trong mỗi chuyến cũng như loại xe và kiểu xe của họ, vì vậy việc ước tính mức sử dụng nhiên liệu của từng lái xe không hề quá khó khăn” - Wilson nói với CNN Business.Để tự cứu mình, giới tài xế cũng đưa ra một số gợi ý cho các hãng công nghệ. “Phụ thu nên được tính trên mỗi dặm thay vì mỗi chuyến như hiện tại. Chúng tôi đang tiêu tốn tiền xăng đắt đỏ cho mỗi dặm, không phải mỗi chuyến đi” - Willy Solis, tài xế công nghệ ở Texas, nói với kênh WDSU News. Ngoài ra, Solis cũng đòi hỏi phải có những hình thức hỗ trợ thiết thực và nhanh chóng hơn vì đà tăng giá của xăng dầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tags: Kinh tế gigXăng dầuGiá xăng
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Thủ tướng họp bàn ứng phó việc Mỹ áp thuế 46%: Lập tổ phản ứng nhanh NGỌC AN 03/04/2025 Việt Nam mong muốn Mỹ có chính sách phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, với mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.
Mỹ áp thuế Việt Nam 46%, đề xuất 3 cách cứu vãn tình thế cần làm ngay BÌNH KHÁNH 03/04/2025 Chuyên gia Vũ Minh Khương cho biết với các nền kinh tế chịu mức thuế cao từ Mỹ như Việt Nam, việc thực thi sẽ bắt đầu từ ngày 9-4. Việt Nam có gần 1 tuần để đàm phán, trong đó cân nhắc tính toán lại thuế xuất khẩu vào Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào sau khi ông Trump áp thuế? TÂM DƯƠNG 03/04/2025 Người dân Mỹ có thể sẽ đối diện với sự mất mát ban đầu, tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng khả năng cạnh tranh kinh tế của nước này sẽ cải thiện.
Bạn đọc chờ Nhơn Trạch, Long Thành về TP.HCM, mong có phương án 'vẹn đôi đường' với Đồng Nai TIẾN LONG 03/04/2025 Nhiều bạn đọc mong Nhơn Trạch, Long Thành về TP.HCM; đồng thời mong sẽ có phương án để Đồng Nai tăng thêm nguồn lực phát triển.